Thủ tục nhập khẩu dây điện, mã hs dây điện, thuế nhập khẩu dây điện, kiểm tra chất lượng nhập khẩu dây điện và chính sách nhập khẩu dây điện. Là những nội dung mà Door to Door Việt sẽ chia sẻ đến quý vị trong bài viết này.

Dây điện được nhập khẩu được nhập từ rất nhiều quốc gia về Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Italia … và có rất nhiều chủng loại khác nhau về dây điện. 

Trong thủ tục hải quan thì dây điện được phân ra theo điện áp, chất liệu của lõi và đồng trục hay không đồng trục.

Khi làm thủ tục nhập khẩu dây điện thì người ta chia ra làm hai loại đó là:

  • Thủ tục nhập khẩu dây điện phải kiểm tra chất lượng
  • Thủ tục nhập khẩu dây điện không phải làm kiểm tra chất lượng

Sau đây Door to Door Việt sẽ hướng dẫn quý vị thủ tục nhập khẩu, chính sách nhập khẩu, tra mã hs code, bộ hồ sơ và thuế.

1. Chính sách nhập khẩu dây điện

Các văn bản quy định về thủ tục nhập khẩu dây điện quý vị có thể tham khảo

  • QCVN 4:2009/BKHCN;
  • Thông tư 22/2011/TT-BKHCN ngày 12/04/2011;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi  bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  • Thông tư 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019;
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020;
  • Văn bản 43/2021/TT-BTC ngày 11/06/2021.

Theo những văn bản trên thì mặt hàng dây điện mới được nhập khẩu bình thường. Đối với dây điện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu, nếu muốn nhập khẩu thì phải có giấy phép.

Mặt hàng dây điện về thủ tục hải quan thì được phân ra làm 2 loại chính để tiến hành làm thủ tục hải quan.

Loại 1: Dây điện bọc nhựa PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V

Loại 2: Khác loại

Để áp phân biệt được dây điện mình nhập khẩu thuộc loại nào. Thì phải xác định được mã hs dây điện căn cứ vào đặc tính của hàng hóa.

2. Dán nhãn hàng nhập khẩu

Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu dây điện.

2.1. Nội dung nhãn mác

Ngoài việc phải dán nhãn thì nội dung nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng dây điện, thì nội dung của một nhãn mác đầy đủ gồm những thông tin sau:

  • Thông tin của người nhà xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  • Thông tin của người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  • Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa.

Đó là những nội dung nhãn cơ bản cần phải được dán lên hàng hóa. Những thông tin được thể hiện phải sử dụng tiếng anh hoặc các thứ tiếng khác phải có dịch thuật. Khi làm thủ tục nhập khẩu dây điện nếu gặp phải luồng đỏ, thì hải quan kiểm hóa sẽ rất chú trọng đến nội dung nhãn ở bên trên.

2.2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa

Dán nhãn lên hàng hóa là cần thiết, tuy nhiên dán đúng vị trí mới quan trọng hơn. Khi nhập khẩu thì nhãn hàng hóa cần được dán lên các bề mặt của kiện hàng như: Trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm. Hoặc bất kỳ chỗ nào miễn sao tiện kiểm tra và dễ nhìn thấy. Việc dán nhãn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm được thời gian kiểm hóa khi làm thủ tục nhập khẩu dây điện các loại.

Đối với hàng hóa bán lẻ trên thị trường thì cần phải thể hiện thêm nhiều thông tin khác nữa. Như nhà sản xuất, định lượng của hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất, cảnh báo an toàn.

2.3. Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn

Dán nhãn lên hàng hóa là bắt được theo quy định của pháp luật. Nếu trên hàng hóa không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn hàng hóa bị sai. Thì nhà nhập khẩu phải đối mặt với những rủi ro sau:

  • Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  • Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ sẽ bị bác bỏ;
  • Hàng hóa dễ bị thất lạc, bị hư hỏng do không có nhãn cảnh báo cho xếp dỡ, vận chuyển.

Với những rủi ro trên thì chúng tôi khuyến nghị Quý vị nên dán nhãn lên hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu dây điện. Nếu Quý vị chưa hiểu được hết về những quy định về nhãn hàng hóa. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

3. Mã hs dây điện

Dây điện được phân vào chương 85 mã tiểu mục là: 8544, tùy vào mỗi loại cụ thể được chọn được mã hs phù hợp. Quý vị có thể tham khảo mã hs dây điện theo bảng dưới đây:

Mã hs

Mô tả

Mã hs dây điện đơn dạng cuộn, bằng đồng:

85441120 Có một lớp phủ ngoài hoặc bọc bằng giấy, vật liệu dệt hoặc poly(vinyl clorua)
85441130 Có lớp phủ ngoài bằng dầu bóng (lacquer)
85441140 Có lớp phủ ngoài bằng men tráng (enamel)
85441190 Loại khác
85441900 Mã hs dây điện đơn dạng cuộn khác

Mã hs Cáp đồng trục và các dây dẫn điện đồng trục khác, cáp cách điện đã gắn với đầu nối, dùng cho điện áp không quá 66 kV:

85442011 Cách điện bằng cao su hoặc plastic
85442019 Loại khác
Mã hs Cáp đồng trục và các dây dẫn điện đồng trục khác, cáp cách điện chưa gắn với đầu nối, dùng cho điện áp không quá 66 kV:
85442021 Cách điện bằng cao su hoặc plastic
85442029 Loại khác
Mã hs dây điện, cáp cách điện đã gắn với đầu nối, dùng cho điện áp trên 66 kV:
85442031 Cách điện bằng cao su hoặc plastic
85442039 Loại khác

Mã hs dây điện, cáp cách điện chưa gắn với đầu nối, dùng cho điện áp trên 66 kV:

85442041 Cách điện bằng cao su hoặc plastic
85442049 Loại khác
Mã hs dây điện, bộ dây điện cho xe có động cơ, Cách điện bằng cao su hoặc plastic:
85443012 Loại dùng cho xe thuộc nhóm 87.02, 87.03, 87.04 hoặc 87.11
85443013 Loại khác
Mã hs dây điện, bộ dây điện cho xe có động cơ, loại khác.
85443014 Loại dùng cho xe thuộc nhóm 87.02, 87.03, 87.04 hoặc 87.11
85443019 Loại khác

Đã lắp với đầu nối điện, dùng cho viễn thông, điện áp không quá 80 V:

85444211 Cáp điện thoại ngầm dưới biển; cáp điện báo ngầm dưới biển; cáp chuyển tiếp vô tuyến ngầm dưới biển
85444213 Loại khác, cách điện bằng cao su, plastic hoặc giấy
85444219 Loại khác

Mã hs dây điện, đã lắp với đầu nối điện, dùng cho viễn thông, điện áp trên 80 V nhưng không quá 1.000 V

85444221

Cáp điện thoại ngầm dưới biển; cáp điện báo ngầm dưới biển; cáp chuyển tiếp vô tuyến ngầm dưới biển

85444223 Loại khác, cách điện bằng cao su, plastic hoặc giấy
85444229 Loại khác
85444294 Cáp điện cách điện bằng plastic, có đường kính lõi không quá 5 mm
85444295 Cáp điện cách điện bằng plastic, có đường kính lõi trên 5 mm nhưng không quá 19,5 mm
85444296 Cáp điện khác cách điện bằng plastic
85444297 Cáp điện cách điện bằng cao su hoặc giấy
85444298 Cáp dữ liệu dạng dẹt có hai sợi hoặc hơn
85444299 Loại khác

Mã hs dây điện, dùng cho viễn thông, điện áp không quá 80 V:

85444911 Cáp điện thoại ngầm dưới biển; cáp điện báo ngầm dưới biển; cáp chuyển tiếp vô tuyến ngầm dưới biển
85444913 Loại khác, cách điện bằng cao su, plastic hoặc giấy
85444919 Loại khác
85444921 Mã hs dây điện, loại không dùng cho viễn thông, điện áp không quá 80 V, dây đơn có vỏ bọc (chống nhiễu) dùng trong sản xuất bó dây dẫn điện của ô tô.

Mã hs dây điện, loại không dùng cho viễn thông, điện áp không quá 80 V, loại khác.

85444922 Cáp điện cách điện bằng plastic có đường kính lõi không quá 19,5 mm
85444923 Cáp điện cách điện bằng plastic khác
85444924 Loại khác, cách điện bằng cao su, plastic hoặc giấy
85444929 Loại khác

Dùng cho viễn thông, điện áp trên 80 V nhưng không quá 1.000 V:

85444931 Cáp điện thoại ngầm dưới biển; cáp điện báo ngầm dưới biển; cáp chuyển tiếp vô tuyến ngầm dưới biển
85444932 Loại khác, cách điện bằng plastic
85444939 Loại khác
Loại không dùng cho viễn thông, điện áp trên 80 V nhưng không quá 1.000 V:
85444931 Cáp bọc cách điện bằng plastic
85444932 Loại khác, cách điện bằng cao su, plastic hoặc giấy
85444939 Loại khác
 

Mã hs các dây dẫn điện khác, dùng cho điện áp trên 1000 V, dùng cho điện áp trên 1 kV nhưng không quá 36 kV:

85446011 Cáp được bọc cách điện bằng plastic có đường kính lõi nhỏ hơn 22,7mm
85446012 Loại khác, được bọc cách điện bằng cao su, plastic hoặc giấy
85446019 Loại khác
 

Mã hs các dây dẫn điện khác, dùng cho điện áp trên 1000 V, dùng cho điện áp trên 36 kV nhưng không quá 66 kV:

85446021 Cáp được bọc cách điện bằng plastic có đường kính lõi nhỏ hơn 22,7mm
85446022 Loại khác, cách điện bằng cao su, plastic hoặc giấy
85446029 Loại khác
  Mã hs các dây dẫn điện khác, dùng cho điện áp trên 1000 V, dùng cho điện áp trên 66 kV:
85446031 Cách điện bằng cao su, plastic hoặc giấy
85446039 Loại khác

Xác định đúng mã hs rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu dây điện các loại. Việc xác định sai mã hs sẽ mang lại những rủi ro nhất định cho Quý vị như:

  • Chịu phạt do khai sai mã hs theo nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  • Trong trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu thì sẽ đối mặt với mức phát ít nhất là 2,000,000 VND và cao nhất là mức phạt gấp 3 lần số thuế.

Để biết thêm về thuế ưu đãi đặc biệt cho loại dây điện mà Quý vị nhập khẩu. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

4. Thuế nhập khẩu dây diện

Thuế nhập khẩu dây điện có hai loại đó là: Thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu của dây điện phụ thuộc vào mã hs đã chọn ở trên. Mỗi mã hs thì có một mức thuế suất cụ thể. Để xác định được thuế nhập dây điện, quý vị có thể tham khảo cách tính thuế nhập khẩu dưới đây:

Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức: 

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức :

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x 10%.

Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu cũng là chi phí mà nhà nhập khẩu phải thanh toán. Xác định được đúng mã hs rèm cửa sẽ rất quan trọng. Để xác định được chính xác mã hs cho mặt hàng của mình, quý vị có thể liên hệ đến Door to Door Việt để được tư vấn.

5. Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu cáp điện

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu dây điện nói riêng, làm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng khác nói chung. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

Bồ hồ sơ nhập khẩu gồm:

Trên đây là toàn bộ chứng từ dùng để làm thủ tục thông quan mặt hàng dây điện. Quan trọng nhất là tờ khai hải quan, chứng nhận xuất xứ (nếu có), hóa đơn thương mại, bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng (đăng ký trên trang một cửa quốc giá vnsw.gov.com). Đối với những chứng từ còn lại thì sẽ được bổ sung khi cán bộ hải quan có yêu cầu thêm.

Xem thêm hóa đơn thương mai là gì

6. Đăng ký kiểm tra chất lượng dây điện

Dây cáp điện khi làm thủ tục nhập khẩu thì phải đăng ý kiểm tra chất lượng được quy định tại Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng có thể làm hồ sơ giấy hoặc hồ sơ trên cổng thông tin một cửa quốc gia.

Sau đây, Door to Door Việt sẽ giới thiệu đến Quý vị các bước đăng ký kiểm tra chất lượng cho mặt hàng dây điện trên hệ thống một cửa quốc gia.

Bước 1: Tạo tải khoản và đăng ký hồ sơ

Tạo tài khoản trên trang một cửa quốc gia là bước đầu tiên khi làm đăng ký kiểm tra chất lượng. Để tạo được tài khoản trên trang một cửa quốc gia thì phải truy cập vào trang web https://vnsw.gov.vn. Thực hiện nhập liệu theo các ô thông tin có sẵn để tạo tài khoản.

Sau khi có được tài khoản thì có thể đăng ký trên trang một cửa quốc gia. Tại phần quản lý của Bộ KHCN. Khi đăng ký hồ sơ Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng sẽ là đơn vị tiếp nhận hồ sơ. Quý vị phải lựa chọn đơn ví kiểm tra mẫu, đơn vị kiểm tra mẫu được cấp phép bởi Bộ KHCN. Việc đăng ký và tài khoản có thể tiến hành trước khi làm thủ tục nhập khẩu dây điện. Nên tạo tài khoản trước vì thông thường mất 24h để tài khoản được chấp nhập.

Bước 2: Lấy mẫu và kiểm tra chất lượng

Sau khi có số hồ sơ đăng ky kiểm tra chất lượng. Thì hải quan đã có thể thông quan hàng hóa. Việc lấy mẫu để kiểm tra chất lượng có thể lấy mẫu tại cảng hoặc lấy mẫu tại kho nhà nhập khẩu. Mẫu sẽ được lấy theo quy định để kiểm tra chất lượng. Thời gian kiểm tra chất lượng theo TCVN. Tùy thuộc vào phòng thí nghiệm, thông thường mất từ 2-3 ngày sẽ có kết quả kiểm tra.

Bước 3: Nhận kết quả và tải kết quả lên trang một cửa quốc gia

Khi có kết quả kiêm tra chất lượng thì nhà nhập khẩu hoặc đơn vị kiểm tra mẫu có thể tải kết quả lên hệ thống một cửa quốc gia. Sau khi có kết quả thì Chi cục tiêu chuẩn đo lường sẽ chấp nhận hoặc từ chối hồ sơ đăng ký. Trên đây là ba bước cơ bản đăng ký kiểm tra chất lượng dây cáp điện. Nếu Quý vị chưa hiểu được quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

7. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu dây điện

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu dây điện cũng như bao mặt hàng khác. Được quy định rất cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Chúng tôi tóm tắt những bước mô tả ngắn để Quý vị có thể hình dung được tổng thể.

Bước 1: Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs code dây cáp điện. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Việc khai báo tờ khai hải quan trên phần mềm hải quan. Đòi hỏi người nhập khẩu phải có hiểu biết về việc nhập liệu lên phần mềm. Không nên tự ý khai tờ khai hải quan khi Quý vị chưa hiểu rõ về công việc này. Việc tự ý khai có thể dễ bị dính những điểm không thể sửa trên tờ khai hải quan. Lúc đó sẽ mất rất nhiều chi phí và thời gian để khắc phục.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa cập cảng thì người khai hải quan phải thực hiện khai báo tờ khai hải quan. Nếu để quá thời hạn này thì người nhập khẩu phải đối mặt với phí phạt từ phía hải quan.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.

Việc mở tờ khai phải tiến hành sớm nhất có thể, chậm nhất trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai tờ khai. Người khai báo phải mang hồ sơ đến Chi cục hải quan để thực hiện mở tờ khai hải quan. Trong thời hạn quá 15 ngày tờ khai sẽ bị hủy và Quý vị phải đối mặt với phí phạt từ phía hải quan.

Bước 3. Thông quan tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa. 

Trong một số trường hợp tờ khai sẽ được giải phóng để mang hàng về kho bảo quản trước. Sau khi bổ sung đầy đủ hồ sơ thì hải quan sẽ tiến thành thông quan tờ khai hải quan. Khi tờ khai chưa thông quan thì cần phải tiến hành các thủ tục để cho tờ khai thông quan. Nếu quá hạn thì Quý vị sẽ phải đối mặt với phí phạt và sẽ mất rất nhiều thời gian.

Bước 4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho. Để có thể mang hàng về kho Quý vị cần phải chuẩn bị trước lệnh giao hàng, phiếu lấy hàng tại cảng và bố trí phương tiện lấy hàng. Tránh tình trạng tờ khai đã xong nhưng có lệnh của hãng tàu để lấy hàng ra khỏi cảng. Việc tiến hành lấy mẫu để kiểm tra chất lượng dây điện. Có thể tiến hành tại cảng hoặc có thể lấy mẫu tại kho của nhà nhập khẩu.

Trên đây là 4 bước cơ bản để làm thủ tục nhập khẩu dây điện. Ngoài ra có nhiều chi tiết nghiệp vụ mà chúng tôi chưa đề cập ở đây. Vui lòng liên hệ đến Door to Door Việt để được tư vấn.

Xem thêm bảng giá dịch vụ hải quan

8. Những lưu ý khi nhập khẩu dây điện

Trong quá trình nhập khẩu dây điện cho khách hàng. Door to Door Việt đã rút ra được những kinh nghiệm sau, xin được chia sẻ đến Quý vị cùng tham khảo. Khi làm thủ tục nhập khẩu dây điện cần lưu ý những điều sau:

  • Hàng hóa chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước.
  • Không phải tất cả các loại dây điện đều phải kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.
  • Khi nhập khẩu dây điện thì phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP;
  • Xác định đúng mã hs để xác định đúng thuế và tránh bị phạt.
  • Kiểm tra chất lượng dây điện nhập khẩu tiến hành theo từng lô hàng. Nhập lần nào kiểm tra lần đó.
  • Dây điện đã qua sử dụng thuộc vào mặt hàng cấm nhập khẩu. Nếu muốn nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu dưới dạng phế liệu.

Đó là những lưu ý mà chúng tôi muốn gửi tới Quý vị cùng tham khảo. Nếu Quý vị thấy bổ ích thì có thể chia sẻ đến bạn bè cùng tham khảo. Có điểm nào chưa phù hợp mong Quý vị phản hồi tới chúng tôi để chúng tôi hoàn thiện bài viết hơn.

Xem thêm thủ tục nhập khẩu thiết bị điện

9. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thủ tục nhập khẩu dây điện, mã hs dây điện, thuế nhập khẩu cáp điện, kiểm tra chất lượng dây điện nhập khẩu và chính sách nhập khẩu. Chúng tôi hy vọng bài viết có thể giúp ích cho quý vị. Ngoài thủ tục nhập khẩu dây điện thì để cập nhật những bài viết hay về xuất nhập khẩu hoặc giá cước tàu; lịch tàu quý vị có thể theo dõi trên fanpage Door to Door Việt để được cập nhật những bài viết mới nhất.

Mọi thắc mắc, đóng góp hoặc yêu cầu dịch vụ vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo hotline hoặc hotmail của chúng tôi.

Kenny (Mr..)  – Overseas Business Development Manager

Cell Phone : (+84) 886 28 8889 or (+84) 91253 29 39

Email: kenny@doortodoorviet.com

Trân trọng cảm ơn đã theo dõi

 

Đánh giá bài viết

5/5 (9 Reviews)