Thủ tục nhập khẩu mỡ động vật, mã hs mỡ lợn, gà, trâu, bò, cừu, dê, cá, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, chính sách nhập khẩu và kiểm dịch động vật. Là những nội dung chính mà Door to Door Việt muốn chia sẻ đến Quý vị trong bài viết này.

Mỡ động vật là sản phẩm có được từ việc chế biến, chiết xuất từ động vật. Có rất nhiều loại động vật trong quá trình giết mổ sẽ để lại rất nhiều phụ phẩm. Những phụ phẩm này được sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống. Mỡ động vật được nhập khẩu vào Việt Nam từ rất nhiều quốc gia khác nhau như: Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Úc, Châu Âu.

Sau đây là nội dung chính quy trình làm thủ tục nhập khẩu mỡ động vật, thuế nhập khẩu, mã hs, thuế GTGT, chính sách nhập khẩu và kiểm dịch động vật. Mời Quý vị theo dõi nội dung chính bên dưới.

Chính sách nhập khẩu mỡ động vật

Quy định về thủ tục nhập khẩu mỡ động vật được quy định trong những văn bản pháp luật sau đây:

  • Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 1/7/2015;
  • Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015;
  • Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016;
  • Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017;
  • Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi  bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018.

Theo những văn bản pháp luật trên đây thì mặt hàng mỡ động vật không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi nhập khẩu mỡ động vật thì Quý vị cần phải kiểm dịch động vật. Vì thế khi nhập khẩu cần phải có giấy chứng nhận kiểm dịch đầu nước xuất Health Certificate.

Ngoài ra, cần phải kiểm tra nước xuất khẩu có nằm trong danh sách các nước được nhập phép xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật vào Việt Nam hay không. Để xem danh sách các nước được phép xuất khẩu vào Việt Nam vui lòng xem theo đường dẫn.

Trên đây là toàn bộ những quy định về thủ tục nhập khẩu mỡ động vật. Nếu Quý vị chưa hiểu hết những quy định trên, vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

Mã hs mỡ động vật các loại

Tra cứu mã hs là công việc rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu mỡ động vật. Mã hs là chuỗi số được quy ước cho từng loại mặt hàng cụ thể trên phạm vi toàn cầu. Vì thế khi nhập khẩu mỡ động vật người mua nên tham khảo mã hs mà người bán cung cấp.

Sau đây, Door to Door Việt xin giới thiệu đến Quý vị một số mã hs các loại mở động vật. Mời Quý vị theo dõi bảng chi tiết dưới đây:

Mô tả Mã hs Thuế NK ưu đãi

(%)

Mã hs mỡ lợn từ mỡ lá và mỡ khổ 15011000 10
Mã hs mỡ lợn khác 15012000 10
Mã hs mỡ gia cầm 15019000 10
Mã hs mỡ từ trâu bò, cừu hoặc dê mỡ tallow. 15021000 10
Mã hs mỡ từ trâu bò, cừu hoặc dê loại ăn được 15029010 10
Mã hs mỡ từ trâu bò, cừu, dê loại khác 15029090 10
Mã hs mỡ dầu gan cá 15041090 10
Mã hs mỡ và dầu từ cá từ bộ phận khác 15042090 10
Mã hs mỡ và dầu từ động vật có vú khác sống ở biển 15043000 5

Theo biểu thuế XNK thì mã hs của mỡ động vật có rất nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào nguồn gốc mỡ từ loại động vật nào. Thuế suất nhập khẩu của mỡ động vật rất cao từ 5% đến 10%. Thuế GTGT của mỡ động vật là 8% hoặc 10%.

Ngoài thuế nhập khẩu ưu đãi thì còn có mức thuế ưu đãi đặc biệt. Mức thuế này được áp dụng cho những mặt hàng được nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có ký hiệp định thương mại.

Thuế nhập khẩu mỡ động vật

Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành đối với nhà nước. Thuế nhập khẩu của mỡ động vật có hai loại đó là thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu. Để xác định được thuế nhập khẩu Quý vị có thể tham khảo cách tính thuế nhập khẩu sau đây:

  • Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức: 

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất nhập khẩu

  • Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức :

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x thuế suất GTGT.

Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.

Theo cách tính ở trên thì thuế nhập khẩu phụ thuộc vào mức thuế suất theo mã hs mỡ động vật. Mức thuế nhập khẩu của mỡ động vật khá cao nên Quý vị nên yêu cầu người bán cung cấp chứng nhận xuất xứ. Đặc biệt là những đơn hàng được nhập khẩu từ những vùng lãnh thổ hoặc quốc gia mà Việt Nam có ký hiệp định thương mại như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Chi Lê, Úc, Ấn Độ và các nước Asean.

Nếu Quý vị chưa xác định được thuế nhập khẩu cho loại mỡ động vật mà mình nhập khẩu. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

Xem thêm chứng nhận xuất xứ form E là gì

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu khẩu mỡ động vật nói riêng, làm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng khác nói chung. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
  • Vận đơn (Bill of lading)
  • Danh sách đóng gói (Packing list)
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract)
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có
  • Health certificate
  • Đăng ký kiểm dịch động vật và kết quả kiểm dịch sau khi có kết quả.

Trong những hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu mỡ động vật nói trên. Thì những chứng từ sau là quan trọng nhất: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn và bộ hồ sơ làm kiểm dịch động vật. Đối với những chứng từ khác sẽ phải bổ sung khi có yêu cầu từ phía hải quan.

Chứng nhận xuất xứ là chứng từ không bắt buộc. Tuy nhiên, để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì người mua nên yêu cầu người bán cung cấp. Mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thường là 0%.

Nếu Quý vị chưa hiểu hết về những chứng từ trên vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

Xem thêm hóa đơn thương mại là gì

Quy trình làm kiểm dịch động vật

Kiểm dịch động vật là điều bắt buộc khi làm thủ tục nhập khẩu mỡ động vật. Kiểm dịch động vật áp dùng cho toàn bộ động vật và sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Thủ tục và quy trình làm kiểm dịch động vật được quy định trong thông tư Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT. Sau đây là những bước tiến hành kiểm dịch động vật đối với mỡ động vật nhập khẩu:

Bước 1: Đăng ký kiểm dịch động vật

Đây là bước quan trọng nhất phải làm khi tiến hành kiểm dịch động vật. Việc đăng ký kiểm dịch động vật sẽ được thực hiện online trên trang một cửa hoặc có thể email trực tiếp đến Cục Thú y.

Cục Thú y sẽ xem xét hồ sơ và các chứng từ liên quan. Nếu chứng từ hợp lệ thì Cục Thú y sẽ phản hồi tới email đăng ký hoặc phản hồi trên hệ thống một cửa. Xác nhận việc đồng ý cho phép doanh nghiệp được tiến hành kiểm dịch động vật.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tại Chi cục

Sau khi có công văn xác nhận hàng được phép kiểm dịch. Thì lúc này có thể in công văn và mang cùng với bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch qua Chi Cục Thú y để tiến hành đăng ký kiểm dịch.

Cán bộ phụ trách sẽ xem và duyệt hồ sơ sau khi kiểm tra hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Lúc này phía Chi Cục Thú y sẽ đóng dấu lên đơn đăng ký và thông báo thông tin cán bộ lấy mẫu hàng tại cửa khẩu.

Bước 3: Mở tờ khai và tiến hành lấy mẫu

Có được xác nhận kiểm dịch trên mẫu đơn đăng ký Quý vị có thể mang hồ sơ xuống hải quan cửa khẩu để mở tờ khai. Cán bộ Hải quan sẽ đóng dấu xác nhận lên chứng từ lấy mẫu. Lúc này có thể thông báo có cán bộ của Chi Cục Thú y lấy mẫu.

Bước 4: Lấy chứng thư kiểm dịch và thông quan hàng hóa

Sau khi lấy mẫu xong thì sẽ được mang đi xét nghiệm, nếu phù hợp với các tiêu chuẩn theo quy định. Thì phía Chi Cục Thú y sẽ phát hành chứng thư xác nhận lô hàng đủ điều kiện dịch tễ được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Quý vị mang chứng thư xuống để phía hải quan thông quan hàng hóa theo quy định.

Trên đây là bốn bước cơ bản để tiến hành kiểm dịch mỡ động vật nhập khẩu. Nếu Quý vị chưa hiểu các bước kiểm dịch ở trên, vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu mỡ động vật nói riêng và quy trình làm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng khác nói chung. Được quy định rất cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

Sau đây là các bước làm thủ tục nhập khẩu mỡ động vật:

Bước 1: Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs mỡ động vật. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Bước 2: Đăng ký kiểm dịch động vật

Quy trình đăng ký kiểm dịch động vật Quý vị có thể theo dõi ở mục trên để nắm rõ quy trình các bước.

Bước 3: Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.

Bước 4. Thông quan tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để mang hàng về kho bảo quản.

Lưu ý: Phải tiến hành kiểm dịch động vật xong và có chứng thư kiểm dịch động vật. Thì hàng hóa mới được phép thông quan nhập khẩu.

Bước 5. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

Sau khi tờ khai được thông quan thì có tiến hành các bước tiếp theo để mang hàng về kho bảo quản và sử dụng.

Trên đây làm 5 bước làm thủ tục nhập khẩu mỡ động vật, nếu Quý vị chưa hiểu quy trình vui lòng liên hệ theo hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

Xem thêm bảng giá dịch vụ hải quan

Những lưu ý khi nhập khẩu mỡ động vật

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu mỡ động vật cho khách hàng. Door to Door Việt đã rút ra được một số lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu cho mặt hàng này. Sau đây là những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu mỡ động vật:

  • Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành đối với nhà nước;
  • Mỡ động vật khi nhập khẩu phải tiến hành kiểm dịch động vật;
  • Health Certificate là chứng từ rất quan trọng;
  • Chứng nhận xuất xứ là chứng từ cần thiết để được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Đó là những lưu ý mà chúng tôi muốn chia sẻ tới Quý vị cùng tham khảo. Nếu Quý vị thấy hay và bổ ích có thể chia sẻ đến bạn bè và người thân cùng được biết. Hoặc có điểm nào chưa phù hợp chúng tôi rất mong chờ sự phản hồi góp ý từ Quý vị.

Trên đây là toàn bộ quy trình làm thủ tục nhập khẩu mỡ động vật, mã hs, thuế nhập khẩu, thuế GTGT và chính sách nhập khẩu mỡ động vật. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin bổ ích mà Quý vị đang tìm kiếm.

Xem thủ tục nhập khẩu thịt dê

Mọi thắc mắc, yêu cầu cầu báo giá dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển mỡ động vật. Vui lòng liên hệ về hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

Thông tin liên hệ

Kenny (Mr.): Business Development Manager

Cell Phone: (+84) 973 802 939 or (+84) 886 28 8889

Email: kenny@doortodoorviet.com

Ngoài thủ tục nhập khẩu mỡ động vật, thì để cập nhật những bài viết mới nhất về lịch tàu từ Việt Nam đi các nước trên thế giới, hoặc những kiến thức về XNK, quý vị có thể theo dõi trên fanpage Door to Door Việt của chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã theo dõi !

 

Đánh giá bài viết

0/5 (0 Reviews)