C/O form E luôn là một chủ đề nóng hầu như các nhà XNK hàng từ Trung Quốc về đều gặp phải những lỗi rất cơ bản chỉ vì không hiểu được hết những nội dung cần thể hiện trên C/O form E.
C/O form E có 13 ô, mỗi ô sẽ thể hiện những thông tin nhất định và trên các ô số đó đã thể hiện rất rõ những nội dung cần điền vào đó.
Tuy nhiên, khi nhập khẩu hàng hóa tùy theo điều kiện những thỏa thuận trong giao thương mà việc làm ℅ sẽ thuộc về phía nhà nhập khẩu hay nhà xuất khẩu. Trên lý thuyết thì nhà xuất khẩu bán hàng thì sẽ là người làm C/O nhưng thực tế thì không hẳn là vậy.
Trong bài viết này, Door to Door Việt sẽ giải thích rõ ngọn ngành các thông tin thể hiện trên 13 ô của C/O form E, và trong những trường hợp nào thì thể hiện cái gì mới đúng luật.
Ô số 1. Ghi tên giao dịch của nhà xuất khẩu, địa chỉ, tên Nước thành viên xuất khẩu
Nhà xuất khẩu tại ô này có 2 điểm người ta thường nhầm lẫn, dẫn tới làm ℅ bị sai.
Thứ nhất, nhầm lẫn nhà xuất khẩu khi C/O form E có hóa đơn của bên thứ 3 (chi tiết xin xem tại link đính kèm).
Thứ hai, nhầm lẫn khi làm ℅ form E ủy quyền – đây là trường hợp hay bị nhầm lẫn dẫn tới ℅ form E bị bác.
Thông thường bên Trung Quốc thì những nhà sản xuất nhỏ, người ta thường không quan tâm đến việc ℅ form E, người ta bán hàng tại xưởng người mua nhận hàng và “thích làm gì thì làm” hoặc công ty sản xuất không thể xin C/O form E. Dẫn tới một vấn đề là các đơn vị dịch vụ XNK dùng một công ty thương mại bên TQ đứng ra để xin giùm ℅ form E và thể hiện tại ô số 7 là Manufacturer. Nghe qua thì ℅ form E rất hợp lý, nhà xuất (người bán hàng, nhà máy) không thể xin được C/O form E thì sử dụng một công ty khác để xin giùm form E.
Trường hợp này bị bác ℅ để xem chi tiết quy định vui xem theo link đính kèm (click để xem chi tiết).
Trường hợp này được hải quan chấp nhận khi và chỉ khi hai công ty ở ô số 1 và ô số 7 có quan hệ với nhau (ví dụ: Nhà máy sản xuất và văn phòng đại diện)
Ô số 2: Ghi tên người nhận hàng, địa chỉ, tên Nước thành viên nhập khẩu.
Mục này không cần bàn, chủ yếu là sai chính tả trong mục này, nên khi kiểm tra thì chú ý đến chính tả.
Ô số 3: Ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi hàng bằng máy bay thì ghi “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì ghi tên tàu) và tên cảng bốc dỡ hàng.
Tại ô này cũng thường xuyên xảy ra rất nhiều lỗi dẫn tới ℅ không được chấp nhận mà quý vị cần lưu ý như sau:
Thứ nhất, “Departure date” – ngày khởi hành: Thông tin ngày tàu chạy (ngày bay) được ghi rõ lên trên vận đơn (bill of lading), hai điểm thường bị gặp phải gồm:
- Nhầm ngày khởi hành với ngày cấp vận đơn: Trên vận đơn sẽ có hai ngày thể hiện trên vận đơn đó ngày cấp vận đơn, thông thường hai ngày này sẽ trung nhau, trong trường hợp bị “delay” hoặc nhà vận chuyển sử cấp bill trước ngày tàu chạy, thì hai ngày này sẽ khác nhau, khi làm C/O form E không để ý sẽ bị nhầm lẫn giữa hai ngày này.
- ℅ được cấp trước ngày khởi hành, thông thường những lô hàng gấp thì nhà xuất khẩu thường dùng bill chưa “final” để làm C/O . Cũng trong trường hợp tàu bị “delay” dẫn tới đơn vị vận tải cập nhật ngày tàu chạy mới trên vận đơn và dĩ nhiên là đã có sự khác biệt giữa hai chứng từ là C/O form E và vận đơn. (thường gặp trong vận tải “by sea”).
Đối với hai lỗi trên thì trong trường hợp tàu delay thì có thể làm công văn xác nhận về việc tàu khởi hành trễ và giải trình với phía hải quan để được xem xét tính hợp lệ của ℅.
Thứ hai, “ vessel’s name / Aircraft etc:” – Tên tàu và số chuyến: Có những trường hợp rất hay gặp phải dẫn tới ℅ bị bác như sau:
- Tàu chuyển tải: Đây là trường hợp mà tên tàu trên form E và vận đơn sẽ khác với tên tàu và số chuyến trên thông báo hàng đến ( Arrival Noted). Đối với trường hợp này thì có hai phương án để xử lý (đây cũng là thói quen của Miền Bắc và Miền Nam):
Cách xử lý ngoài Hải Phòng: Khai tên tàu và số chuyến trên thông báo hàng đến, sau đó yêu cầu nhà vận tải đóng dấu “correct” lên trên vận đơn và sửa bằng tay tên tàu và số chuyến mới
Cách xử lý của Đà Nẵng và Hồ Chí Minh: Khai trên tờ khai tên tàu và số chuyến trên vận đơn, không quan tâm đến tên tàu chuyển tải. Nếu cẩn thận có thể thêm vào ghi chú tàu chuyển tải.
- Số chuyến tàu thay đổi theo cách khai thác của nhà vận tải: Hiện tại trên thị trường vận tải có hãng vận tại CMA (CNC, CMA, APL). Đây là hãng tàu mà có số chuyến tàu khởi hành sẽ khác với số chuyến tàu cập, trong khi tên tàu không thay đổi. Trong thông báo hàng đến của hãng tàu này thường có để thêm ghi chú về tên tàu và số chuyến tại cảng cập. Hiểu nôm na là một con tàu có hai số chuyến.
Đối với trường hợp này thì cách xử lý cũng giống như phía trên, cũng có hai phong cách ứng xử như phía trên.
Thứ 3, “ Route form …. to …. by sea/air” – Tuyến vận tải và hình thức vận tải: Tuyến vận tải và hình thức vận tải này là ám chỉ tuyến vận tải chính trong vận tải đa phương thức. (hiểu nôm na là hình thức vận tải từ cửa khẩu xuất tại nước xuất đến cửa khẩu nhập tại nước nhập).
Thông thường mặc định tuyến vận tải phải từ cửa khẩu (cảng hoặc sân bay) của nước xuất khẩu tại ô số 1 đến cửa khẩu của nước nhập khẩu tại ô số 2. (Hiểu nôm na là thông tin port of loading và port of discharge trên vận đơn).
Tuy nhiên, trong một số trường hợp mà nơi tàu khởi hành hoặc sân bay nó lại không thuộc nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Ví dụ điển hình nhất mà nhiều người hay gặp phải chính hàng hàng vận chuyển bộ từ Trung Quốc đại lục ra đến Hongkong, sau đó, hàng mới được vận chuyển về Việt Nam. Trường hợp này rất nhiều người mắc phải vì khi làm ℅ thì thông tin được lấy theo vận đơn, vận đơn thì thể hiện cảng xếp, cảng dỡ dẫn tới là địa điểm xuất phát của phương tiện không thuộc nước cấp C/O form E.
Trong trường hợp kể trên, thông thường người ta sẽ ghi một câu tiếng anh vào “ Cargo are transported from Guangzhou to Hong Kong by truck …from Hong Kong to Vietnam by sea” hoặc các câu tương tự có đại lý là “ hàng được vận chuyển từ Trung Quốc đại lục đến Hongkong”. Thì trường hợp này ℅ được chấp nhận.
Ô số 4: Dành cho cơ quan chức năng
Trong ô này có hai thông tin đó là: Chấp nhận ℅ và không chấp nhận ℅
Đối với trường hợp không chấp nhận C/O form E thì cán bộ hải quan phải thêm lý do từ chối ℅ là gì và ghi vào mục này.
Ô số 5: Số thứ tự các mặt hàng
Hiểu đúng hơn là số thứ tự các dòng hàng, mỗi tờ ℅ form E thì tối đa thể hiện được 20 dòng hàng trên một tờ ℅. Vì thế khi làm C/O form E cần lưu ý, nếu có thể gộp được các mặt lại với nhau thì nên gộp để tránh tình trạng đầy các dòng.
Để gộp được các dòng hàng lại với nhau phải thỏa mãn đồng thời những yếu tố sau:
- Có chung mã hs
- Tên hàng giống nhau (ví dụ: các loại ghế)
Ô số 6: Ký hiệu, số kiện hàng.
Ký mã hiệu trên hàng hóa, đây là nơi thể hiện thông tin nhãn mác được dán lên trên hàng hóa. Thông tin này thường được lấy từ phần shipping mark trên vận đơn để điền vào ô này, trên vận đơn thể hiện thế nào thì thể hiện tại ô này như vậy.
Ví dụ: No.1 // Made in China ; N/M
Nhưng có một lưu ý rất quan trọng đó là trên phần này có thể ghi là N/M (Non mark), nhưng trên hàng hóa thì phải có dán mark nêu rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, được quy định rõ tại điều 10 của nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017.
Tối thiểu thì trên hàng hóa phải dán mark “Made in China” lên hàng hóa.
Trên đây là phần 1 những điều cần biết về C/O form E, và những điểm cần lưu ý khi làm hoặc khi kiểm tra ℅ form E cần lưu ý.
Để đón xem những lỗi dễ mắc phải trên c/o phần 2, quý vị có thể theo dõi trên fanpage Door to Door Việt để được cập nhật, hoặc đăng ký email nhận bài viết mới ở phía dưới để nhận được thông báo về phần 2.
Mọi thắc mắc và góp ý vui lòng liên hệ đến hotmail hoặc hotline của chúng tôi, chúng tôi sẽ phản hồi đến quý vị sớm nhất.