Nhập khẩu hàng bị trả lại là công việc đòi hỏi người nhập khẩu phải có kiến thức ngoại thương và am hiểu về pháp luật hải quan để tránh phát sinh thuế và phí nhập khẩu. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ đến Quý vị quy trình làm thủ tục tái nhập hàng xuất khẩu bị trả lại, thuế nhập khẩu và những lưu ý khi hàng xuất bị trả lại.
Hàng xuất bị trả lại có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới vấn đề này như: Hàng không đạt chất lượng, người nhập khẩu từ chối nhận hàng, người nhập khẩu không thanh toán tiền hàng buộc phải tái nhập. Sau đây là nội dung chính quy trình làm thủ tục nhập hàng xuất bị trả lại. Mời Quý vị theo dõi nội dung chính bên dưới.
Mục lục
Chính sách nhập khẩu hàng xuất bị trả lại
Nhập khẩu hàng xuất bị trả lại cũng như việc nhập khẩu những loại hình khác. Việc này được quy định trong những văn bản pháp luật sau:
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020;
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
Theo những văn bản pháp luật trên thì doanh nghiệp có thể nhập khẩu hàng xuất bị trả lại. Tuy nhiên phải tuân thủ những điểm sau khi nhập khẩu hàng bị xuất tra lại.
- Hàng hóa nhập khẩu phải đúng loại hàng trước khi đã xuất đi;
- Hàng tái nhập không phải làm kiểm tra chuyên ngành nếu có;
- Khi nhập khẩu sẽ không mất thuế nhập khẩu cho hàng đã xuất trước đó;
- Hàng hóa tái nhập có hai dạng đó là nhập để tiêu thụ trong nước hoặc tiêu hủy và loại thứ hai đó là nhập để sửa chữa, bảo trì sau đó tiếp tục tái xuất;
- Những mặt hàng cấm trong nghị định 69/2018/NĐ-CP sẽ không được tái nhập.
Trên đây là những chính sách liên quan thủ tục nhập khẩu hàng bị trả lại. Nếu Quý vị chưa hiểu hết những quy định trên vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.
Các trường hợp nhập hàng xuất trả
Nhập hàng xuất trả có hai trường hợp chính đó là: Nhập khẩu hàng bị trả lại để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy và nhập hàng xuất bị trả lại để sửa chữa, bảo dưỡng sau đó xuất ngược lại cho đơn vị mua hoặc xuất cho bên thứ 3. Hai trường hợp này được quy định rõ trong Quyết định 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/05/2021.
Nhập hàng để tiêu hủy hoặc tiêu thụ trong nước
Đây là trường hợp thường xuyên gặp phải trong thương mại quốc tế. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hàng hóa phải tái nhập như: Hàng hóa không đảm bảo chất lượng; người mua từ chối nhận hàng, hàng bị trả lại do không được phép nhập khẩu bởi quốc gia nhập và rất nhiều nguyên nhân khác nữa.
Mã loại hình nhập khẩu cho trường hợp này là: A31
Đối với trường hợp này khi nhập khẩu người nhập khẩu có thể được phép hoàn thuế xuất khẩu đã đóng trước kia nếu có. Người nhập khẩu sẽ phải khai tờ khai đã xuất khẩu trước đây.
Nhập hàng để sửa chữa, bảo dưỡng rồi tái xuất
Đây là trường hợp gặp phải khi hàng hóa không đạt chất lượng và bị người mua trả hàng về. Trường hợp này người nhập khẩu sẽ tạm nhập rồi sau đó sẽ tái xuất đi cho người bán hoặc cho bên thứ 3.
Mã loại hình nhập khẩu cho trường hợp này là: G13
Đối với trường hợp này khi nhập khẩu vào thì sau này buộc phải xuất hàng đi. Trong trường hợp người nhập khẩu không xuất hàng đi người nhập khẩu phải mở tờ khai chuyển đổi mục đích sử dụng sáng A31.
Trên đây là các trường hợp nhập khẩu hàng xuất bị trả về. Nếu Quý vị chưa hiểu hết những trường hợp trên vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu hàng xuất bị trả lại. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
Sau đây là bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu gồm các loại:
- Tờ khai hải quan;
- Vận đơn (Bill of lading)
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
- Hợp đồng thương mại (sale contract);
- Danh sách đóng gói (packing list);
- Tờ khai hải quan hàng xuất;
- Văn bản từ chối nhận hàng từ người bán;
- Công văn yêu cầu nhập khẩu hàng
Trong bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu hàng xuất bị trả lại kể trên thì những chứng từ sau là quan trọng nhất: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn, tờ khai xuất khẩu và văn bản từ chối nhận hàng. Đối với những chứng từ khác thì sẽ phải bổ sung khi có yêu cầu từ phía hải quan.
Nếu Quý vị chưa hiểu hết về những chứng từ nêu trên, vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.
Xem thêm hóa đơn thương mại là gì
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu hàng bị trả lại
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu hàng bị trả lại. Được quy định cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Chúng tôi tóm tắt những bước mô tả ngắn để Quý vị có thể hình dung được tổng thể.
Sau đây, là những bước chính làm thủ tục nhập khẩu hàng xuất bị trả lại.
Bước 1. Khai tờ khai hải quan
Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs hàng hóa. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm khai quan.
Bước 2. Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai. Thông thường nhập khẩu hàng xuất bị trả lại sẽ phải kiểm hóa hàng nhập khẩu.
Bước 3. Thông quan hàng hóa
Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.
Bước 4. Thanh lý tờ khai và nhận hàng
Sau khi tờ khai được thông quan thì lúc này có thể lấy tờ khai thông quan và mã vạch. Để gửi cho công ty chuyển phát nhanh để tiến hành làm thủ tục lấy hàng và giao hàng.
Xem thêm bảng giá dịch vụ khai hải quan
Những lưu ý khi làm thủ tục tái nhập hàng xuất bị trả lại
Hàng xuất bị trả lại là trường hợp không ai mong muốn gặp phải. Tuy nhiên, khi đã gặp trường hợp này thì người xuất khẩu cần phải cân nhắc rất nhiều vấn đề. Mục đích nhằm giảm thiểu phát sinh những chi phí không cần thiết thậm chí phải mất tiền oan.
- Nhanh chóng đưa ra quyết định khi hàng bị người bán trả lại không nên để hàng hóa bị nằm lại quá lâu ở cảng dỡ hàng;
- Nếu có thể bán được hàng cho bên thứ 3, thì tốt nhất bán luôn chấp nhận bán giá thấp;
- Nhập khẩu hàng xuất khẩu bị trả lại sẽ không cần phải nộp thuế nhập khẩu;
- Có thể hoàn thuế xuất khẩu nếu có trong trường hợp đã đóng thuế xuất khẩu trước lúc xuất hàng đi;
- Tránh bị nhầm lẫn giữa G31 và A13.
Đó là những lưu ý mà chúng tôi muốn gửi tới Quý vị cùng tham khảo. Nếu Quý vị thấy bổ ích thì có thể chia sẻ đến bạn bè cùng tham khảo. Có điểm nào chưa phù hợp mong Quý vị phản hồi tới chúng tôi để chúng tôi hoàn thiện bài viết hơn.
Trên đây là quy trình làm thủ tục tái nhập hàng xuất khẩu bị trả lại, thuế nhập khẩu, chính sách nhập khẩu và những lưu ý khi nhập khẩu đối với hàng bị trả lại. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích mà quý vị đang quan tâm.
Xem thêm thủ tục xuất tra hàng nhập khẩu
Thông tin liên hệ
Kenny (Mr.): Business Development Manager
Cell Phone: (+84) 97380 29 39 or (+84) 886 28 8889
Email: kenny@doortodoorviet.com
Ngoài thủ tục tái nhập hàng xuất khẩu bị trả lại, thì để cập nhật những bài viết hay về xuất nhập khẩu hoặc giá cước tàu, lịch tàu. Quý vị có thể theo dõi trên fanpage Door to Door Việt để được cập nhật những bài viết mới nhất.
Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !
Đánh giá bài viết