Yêu cầu báo giá của Quý vị sẽ được gửi đến bộ phần phụ trách 24/7.

Vui lòng chọn và điền thông tin theo mẫu dưới đâu:

    Close

    Skip to Content

    Category Archives: Bản tin Door to Door Việt

    Vận chuyển xếp dỡ và bảo quản sắt thép

    Thép ống, thép tấm, thép định hình (chữ L, H, I…), thép dây cuộn, thép tôn cuộn. Trong bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ về việc cách xếp dỡ, phương án vận chuyển và cách bảo quản sắt thép các loại trong kho cũng như ngoài bãi đối với loại thép hình ống, thép định hình và thép tấm

    0 Continue Reading →

    Những điều cần biết khi ứng tuyển vào vị trí cus -Customer services

    Nhận viên customer services (dịch vụ khách hàng) gọi tắt là cus. Nhận viên này chuyên phụ trách về các việc như: Làm việc với đại lý nước ngoài lấy giá cước, tạo mới quan hệ, xin hàng chỉ định; đàm phán giá với hãng tàu lấy giá cước (như sport sale); làm hàng chỉ định, làm hàng cho công ty (hàng của các xếp, hàng của các bộ phận khác đưa về không phải từ sale), thông báo cho khách hàng về tình hình hàng hóa, chập nhật lịch tàu giá cước cho khách hàng cũ, lấy booking, yêu cầu vận chuyển cho đại lý, làm việc với nhà xe và các đơn vị cung cấp dịch vụ khác (nếu không có phòng logs – domestic), kết hợp với nhân viên chứng từ và nhận viên hiện trường (giao nhận) để handle hàng tốt nhất, nhập liệu vào phần mềm và lưu hồ sơ.

    Làm việc với đại lý:  làm việc với đại lý thì quan trọng nhất là phải biết cách nói chuyển và deal giá, mỗi quốc gia khác nhau thì có một múi giờ khác nhau, mỗi quốc gia có một phong tục riêng vì thế cần nói chuyện làm sao để tránh hiểu lấm (vd: đại lý ở phương tây đặc biệt là ở US thì khi deal giá họ sẵn sàng giảm giá từ 50 đến 100$; còn đại lý ở TQ thì khi dieal giá chỉ giảm từ 20 đến 30$ là nhiều lắm rồi ). Phải biết canh múi giờ để làm việc. Đặc biệt phải biết cách xin hàng chỉ định từ phía đại lý, giống hình thức sale ovesea.

    Làm việc với hãng tàu: Mỗi hãng tàu sẽ có một tuyến giá tốt khác nhau, lịch khác nhau. Tích cực tìm kiếm các line thay thế trên cùng một tuyến mà công ty đang có hàng để khi có những thời gian line chính đang tạm dừng khai thác thì có sẵn line để thay thế. Cần tận dụng được lợi thế volume mà hàng công ty đang có để deal giá với các line.

    Nhận viên cus có nhiệm vụ rất quan trọng đó là việc lấy được giá đầu vào cho công ty, càng thấp càng tốt. Giá càng thấp lợi nhuận càng cao, bán được giá cao thì khó hơn rất nhiều việc lấy giá thấp.

    Nhân viên cus có thể chăm sóc các khách hàng truyền thống của công ty, khách hàng chỉ định từ đại lý nước ngoài.

    Để ứng tuyển vào vị trí này bạn cần có các tố chất sau:

    • Ngoại ngữ tiếng anh ít nhất cũng phải trao đổi được qua email.
    • Am hiểu về lịch tàu, tuyến đường
    • Cách làm việc qua email: Đảm bảo rõ ràng, tế nhị, lịch sự.
    • Khả năng deal giá: Mặc cả giá cả với hãng tàu với đại lý, cus cũng phải tạo ra lợi nhuận cho công ty.
    • Khả năng giao tiếp, tạo quan hệ: Muốn có giá tốt thì cus phải là người biết tạo quan hệ với các nhà cung cấp, đảm bảo luôn luôn book được lịch tàu không bao giờ bị rớt hàng do không có booking.
    • Am hiểu về văn hóa các quốc gia khác nhau trên thế giới: Khi làm việc với đại lý thì cần biết cách giao tiếp, nếu không sẽ mất quan hệ tốt với đại lý dẫn đến mất đi nhà cung cập dịch vụ tốt, mất đi lượng hàng chỉ định về.

    Đó là những công việc và các yêu cầu cụ thể của một nhân viên cus phải có, và phải làm. Bên cạnh đó đối với những công ty có quy mô nhỏ thì nhân viên cus sẽ làm luôn phần của nhân viên chứng từ (doc) đảm bảo nhân viên có hiệu suất công việc cao nhất.

    Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !

    [sgmb id=2]

    0 Continue Reading →

    Những điều cần biết khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên chứng từ – Document staff

    Nhận viên chứng từ (document staff) trong một công ty dịch vụ giao nhận (forwarding) là người sẽ làm việc liên quan đến chứng từ, từ việc chuẩn bị bộ chứng từ để khai quan, khai quan điện tử, bộ chứng từ làm C/O, bộ chứng từ làm công bố ATTP, truyền manifest và chuẩn bị hồ sơ chỉnh manifest, làm bill of lading, phát hành D/O, nhập liệu, lưu hồ sơ. Một số công ty với quy mô nhỏ thì họ sẽ kết hợp nhân viên chứng từ cũng là nhân viên chăm sóc khách hàng (customer services – cus) không phải là nhân viên kinh doanh nhé, một số người vẫn nhầm lẫn đây là nhân viên kinh doanh ( để hiểu rõ về vị trí customer services và sela executives xem ở đường link đính kèm).

    Cụ thể nhân viên chứng từ phải làm gì ?

    Chuẩn bị bộ hồ sơ để khai quan: Liên hệ với khách hàng để lấy hóa đơn thương mại (comercial invoice), packing list, C/O (nếu có), hợp đồng mua bán (nếu có), và các chứng từ khác liên quan (công bố ATTP; giấy phép nhập khẩu, kiểm dịch…).

    Khai quan điện tử: Tập hợp đầy đủ các chứng từ cần thiết thì sẽ tiến hành lên tờ khai trên hệ thống phần mềm VNACCS. Sau khi có tờ khai từ in ra, gộp vào bộ chứng từ thông quan và giao cho nhân viên hiện trường ( nhân viên giao nhận) đi xử lý trực tiếp ở chi cục hải quan mở tờ khai.

    Chuẩn bị bộ chứng từ làm C/O: Liên hệ với khách hàng để chuẩn bị các chứng từ cần thiết để xin C/O, những chứng từ nào mà mình có thể cung cấp được (bill, tờ khai ..) còn những những chứng từ khác liên hệ khách hàng để lấy (xem bộ hồ sơ xin C/O), tiếp theo là khai C/O trên hệ thống điện tử ECOSY. Sau khi có đầy đủ hồ sơ thì giao cho nhân viên hiện trường đi nộp bộ hồ sơ ở VCCI. Sau khi có C/O nhận lại từ nhân viên giao nhận và gửi về cho khách hàng.

    Chuẩn bị bộ chứng từ làm công bố ATTP: Liện hệ với khách hàng để chuẩn bị các chứng từ cần thiết. Nhận mẫu từ khách hàng và các chứng từ liên qua (xem thêm công bố ATTP), Khai báo lên hệ thống VFA của bộ y tế qua website. Giao mẫu cho nhân viên hiện trường đi đăng ký kiểm tra, thẩm định mẫu. Sau khi có đủ bộ hồ sơ thì gửi toàn bộ về Cục An toàn thực phẩm để chờ kết quả. Nhận kết quả phản hồi và gửi giấy chứng nhận cho khách hàng, hoặc đưa nhân viên hiện trường đi thông quan hàng hóa.

    Truyền manifest và chuẩn bị bộ chứng từ điều chỉ manifest: Khi có thông báo từ bên hãng tàu hoặc từ coloader thì nhân viên chứng từ phải khai manifest trên hệ thống, sau khi đã upload lên hệ thống mà thấy có sai sót thì làm điều chỉnh manifest (xem theo link).

    Làm bill of lading hàng xuất và làm lệnh – D/O hàng nhập: Khi hàng hóa được giao lên tàu thì nhân viên chứng từ sẽ phát hành B/L cho người gửi hàng (shipper). Khi có thông báo hàng đến từ hãng tàu hoặc coloader thì nhân viên hiện trường sẽ đi lấy bộ lệnh – D/O cho master b/l, bên cạnh đó thì nhân viên chứng từ cũng chuẩn bị bộ lệnh cho house b/l cho người nhận hàng consignee.

    Đó là một số công việc cơ bản của một nhân viên chứng từ, bên cạnh đó đối với một số công ty nhỏ người ta giao thêm những việc của một nhân viên cus cho nhân viên chứng từ như: Lấy booking, làm việc với đại lý nước ngoài, cập nhật bảng giá cước – lịch tàu, cập nhật thông báo tình hình hàng hóa cho khách hàng, bố trí phương tiện vận tải để đóng hàng hoặc giao hàng cho khách, cập nhật cước vận tải.

    Khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên chứng từ bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn có những tố chất sau:

    • Am hiểu về nghiệp vụ – bắt buộc (Incoterms, bill, D/O, tờ khai, C/O, tiếng anh …) quy trình phát hành, xin, các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ. 
    • Cách làm việc qua mail – Trao đổi với khách hàng thì tốt nhất chốt qua mail, làm theo chỉ định của khách hoặc xác nhận qua mail các trao đổi với khách, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm sau này.
    • Bạn là người cẩn thận: làm chứng từ phải cần thận đặc biệt trong việc phát hành bill, khai manifest, làm C/O … tất cả các chứng từ phải đúng.
    • Biết sắp xếp công việc theo nguyên tắc: gấp xử lý trước, cần sắp xếp chứng từ không lẫn lộn giữa khách hàng này với khách hàng kia, khi xử lý việc chưa xong thì cần noted lại để giải quyết tiếp tránh tình trạng bỏ bê hoặc quên.

    Để hiểu rõ hơn về các công việc của các nhân viên khác như: customer services, sale executive, logs, hiện trường thì quý vị xem thêm tại các link được chèn trong bài viết. Like fanpage của chúng tôi để cập nhật những bài viết mới nhất.

    [sgmb id=2]

    0 Continue Reading →

    Luật có hiệu lực, doanh nghiệp vận tải sẽ khốn đốn

    Kinh doanh vận tải đường dài ngoài các quy định hiện hành thì theo điều 19 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 việc kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe tải, rơ mooc chuyên dụng sau ngày 01/7/2017 sẽ có thêm như sau:

    “Điều 19. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa

    1. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này.
    2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ; đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:
    3. a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên;
    4. b) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.”

    Điều này có nghĩa là kể từ ngày 01/7/2017 các đơn vị doanh nghiệp nhỏ, xe mồ côi muốn chạy xe đường dài cần có đủ số lượng xe như quy định mới được phép kinh doanh, đặc biệt là các công ty vận chuyển bắc nam. Các thành phố trược thuộc Trung ương gồm: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ.

    Một số giải pháp nhất thời nhằm giải quyết lo âu của các chủ doanh nghiệp

    • Các nhà xe mồ côi sát nhập lại thành một hợp tác xã để có đủ số lượng phương tiện theo quy định
    • Các doanh nghiệp đứng ra tổ chức và kêu gọi gia nhập phương tiện.

    Để chung tay với anh em vận tải trong nghề Door to Door Việt cũng có lời mời gia nhập vào đội xe của chúng tôi nếu quý vị chưa có nơi uy tín “trao thân gửi phận”.

    Ngoài những giải pháp trên chúng tôi cũng muốn được nghe cao kiến của quý vị độc giả, anh em trong nghề để đưa ra giải pháp tối ưu nhất đảm bảo chúng ta vẫn được kinh doanh vận tải vẫn đúng luật. Mọi ý kiến phản hồi xin gửi về hotmail của công ty.

    Trân trọng cảm ơn !

    [sgmb id=2]

    0 Continue Reading →

    Nói thật về mức lương hiên tại, có hay không nên ?

    Tôi có thể biết mức lương hiện tại của bạn không?” là câu hỏi các ứng viên thường gặp trong quá trình phỏng vấn. Rất nhiều người chọn cách trả lời bằng cách thổi phồng thu nhập hiện tại của mình. Cũng có nhiều người “bật mí” mức lương hiện tại của mình.

    Còn bạn thì sao? Để trả lời câu hỏi này, bạn nên cân nhắc thiệt hơn của việc “thổi phồng” và “nói thật” về mức lương hiện tại.

    Thổi phồng mức lương hiện tại
    Lựa chọn này có thể dẫn đến một trong hai trường hợp sau:

    Trường hợp 1
    Có thể bạn cho rằng nhà tuyển dụng (NTD) không thể biết bạn đang cố tình nói quá sự thật. Điều này thật nguy hiểm vì NTD rất tinh ý và sẽ nghi ngờ về mức lương ”hét” quá cao của bạn. Họ có nhiều cách để tìm hiểu mức lương hiện tại của bạn đấy:
    1. Họ yêu cầu được xem bảng lương từ công ty hiện tại của bạn.
    2. Họ viết thư hoặc gọi điện cho phòng nhân sự hay quản lý trước đây của bạn.
    3. Họ nhờ một công ty khác điều tra lai lịch và thu nhập của bạn.

    Như thế việc gì đến rồi sẽ đến. Khi đó NTD sẽ “lật tẩy” bạn và đó là dấu hiệu cho việc kết thúc sớm quá trình phỏng vấn. Cũng có NTD im lặng và sẽ không liên lạc lại với bạn. Bạn biết không, các NTD có thể đánh giá được tính trung thực trong câu trả lời của bạn qua ánh mắt, thái độ và ngôn ngữ cử chỉ của bạn…

    Trên thực tế đã có trường hợp này xảy ra. Khi Bình ứng tuyển vào công ty A anh đã thổi phồng thu nhập của mình. Trưởng phòng nhân sự nghi ngờ về mức lương của Bình, vì qua hồ sơ ứng tuyển của anh NTD không nghĩ rằng Bình có mức thu nhập cao như thế. Và họ đã tiến hành tìm hiểu về Bình. Kết quả là Bình đã bị loại khỏi vòng phỏng vấn. Sau đó, Bình nộp đơn ứng tuyển vào công ty B. Nhưng thật không may cho Bình, trưởng phòng nhân sự bên công B là bạn của trưởng phòng nhân sự ở công ty A.

    Bạn thấy không, tính không trung thực thật nguy hiểm!

    Trường hợp 2
    Bạn đã “thổi phồng” thành công và được nhận vào làm với mức lương mơ ước. Tuy nhiên với mức lương cao như thế có nghĩa là trách nhiệm của bạn rất cao và sếp đòi hỏi ở bạn rất nhiều. Sẽ không có gì đáng nói nếu bạn chứng tỏ được mình xứng đáng với mức lương như vậy. Còn trường hợp ngược lại, nếu bạn không đáp ứng được nhu cầu của công việc thì việc ra đi sớm là điều không thể tránh khỏi.

    Nói thật mức lương hiện tại
    Có nhiều nguyên nhân khiến người ta nghỉ việc, trong đó vấn đề tiền lương là nguyên nhân khá phổ biến. Thông thường khi người nào đó chuyển công tác, họ thường hy vọng có mức lương cao hơn ở công ty mới. Tuy nhiên, bạn không nên “thổ lộ” điều đó với NTD, nếu không họ sẽ nghĩ rằng bạn chỉ quan tâm đến tiền. Hãy cho NTD biết mức lương hiện tại của bạn và thẳng thắn đề nghị mức lương mà bạn mong muốn ở công ty mới.

    Nếu bạn thương lượng được mức tăng lương ít nhất là 30% so với mức lương cũ thì rất tốt. Trên thực tế đã có nhiều người tăng thu nhập của mình lên ba lần hoặc nhiều hơn nữa vì họ nắm vững nghệ thuật thương lượng lương với NTD. Đó là những ứng viên biết cách phát huy thế mạnh của mình như con át chủ bài đủ sức thuyết phục NTD.

    Tuy nhiên, bạn sẽ trả lời ra sao nếu NTD hỏi vì sao bạn yêu cầu mức lương cao hơn nhiều so với mức lương hiện tại? Đó là câu hỏi khá thách thức với bạn. Bạn hãy bình tĩnh và tự tin chỉ cho NTD thấy sự khác biệt giữa hai công việc, rằng công việc mới đòi hỏi ở bạn nỗ lực nhiều hơn, rằng bạn sẽ đi sớm về khuya, rằng bạn sẽ phải đảm trách nhiều nhiệm vụ to lớn ở vị trí mới…

    Song song đó, bạn cần chứng minh với NTD rằng bạn là ứng viên “nặng ký” bằng cách trình bày những thành tích bạn đã đạt được và cống hiến cho công ty cũ.

    Có nên chấp nhận mức lương thấp hơn mức hiện tại?
    Có nhiều ứng viên đã chấp nhận mức lương mới thấp hơn mức lương cũ. Họ “hy sinh” để nắm bắt cơ hội thăng tiến. Họ có khả năng nhìn trước tương lai. Họ đoán được công việc này sẽ rất phát triển trong tương lai, vì thế họ không ngần ngại nắm bắt ngay cơ hội. Và sau một thời gian, khi công việc phát triển thì chuyện tăng lương là điều tất yếu. Nhiều người cũng chấp nhận mức lương thấp hơn mức hiện tại khi họ chuyển qua một lĩnh vực nghề nghiệp hoàn toàn mới mẻ, vì họ phải bắt đầu sự nghiệp lại từ đầu.

    Cũng có ứng viên chấp nhận mức lương thấp, nhưng với điều kiện là qua thời gian thử việc thì mức lương phải thay đổi. Dĩ nhiên là NTD sẽ đồng ý, vì trong thời gian thử việc NTD sẽ biết được khả năng thật sự của họ. Và nếu ứng viên thật sự là người xuất sắc thì chuyện tăng lương sẽ chỉ là “chuyện nhỏ”.

    Có thể nói chuyện đàm phán lương bổng muôn hình vạn trạng. Khi đi phỏng vấn, bạn phải xác định được khả năng thật sự của mình và mức lương nào xứng đáng và phù hợp nhất. Đừng nên nóng vội và “ manh động”. Nếu bạn thật sự là một nhân tài, hãy tự tin chứng tỏ điều đó với NTD.

    Theo Vietnamwork.com.vn

    0 Continue Reading →

    Những kinh nghiệm hay trong phỏng vấn

    Kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều thế hệ trong quá trình phỏng vấn Door to Door Việt xin được trích dẫn để quý vị tham khảo.

    1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình
    Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn…

    Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp. Đừng làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng “tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt nghiệp trường đại học Z…”. Những thông tin này đã có trong C.V của bạn.

    2. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? (Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại?)
    Hãy cẩn thận. Đừng xem đây là cơ hội để kể tội sếp cũ. Và cũng đừng trả lời đại loại “Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn”. Câu trả lời lý tưởng trong trường hợp này là: “Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình”.

    3. Điểm mạnh của bạn là gì?

    Hãy chỉ ra những điểm tích cực của bạn có liên quan đến công việc bạn muốn xin vào. Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách.

    4. Điểm yếu của bạn là gì?
    Mỗi người đều có điểm yếu. Vì thế, đừng dành quá nhiều thời gian để nói về điểm yếu của mình, nhất là những điểm yếu có liên quan đến công việc. Tốt nhất là bạn nên nói về 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại với công việc. Kiểu như “Tôi có tính hơi quá cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li, kỹ lưỡng”. Với mỗi điểm yếu mà bạn kể ra, hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để khắc phục điểm yếu đó. Kiểu như là: “Tính tôi quá cẩn thận. Vì thế, tôi làm việc hơi chậm. Nhưng bù lại, tôi rất nhiệt tình làm thêm giờ và chăm chỉ”.

    5. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
    Để trả lời câu hỏi này, không còn cách nào khác là bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty trước khi đi phỏng vấn.

    6. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
    Cũng giống như ý trên, bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty và đưa ra những lý do cụ thể và thuyết phục. Tránh đưa ra những câu trả lời chung chung kiểu “Vì tôi biết công ty của quý vị là một công ty lớn”. Hãy giải thích cụ thể vì sao bạn muốn làm việc cho một công ty lớn: vì bạn muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, vì bạn muốn được nâng cao chuyên môn, vì bạn muốn được thử sức mình với những dự án lớn ở một công ty lớn…

    7. Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào vị trí tuyển dụng?
    Nêu rõ những đặc điểm tích cực của bạn phù hợp với vị trí này (chuyên môn, tính cách, thái độ…) và những kinh nghiệm quý báu mà bạn từng có thông qua công việc cũ. Đừng quên dẫn thêm lời khen ngợi của sếp cũ dành cho bạn (nếu có).

    8. Trong công việc cũ, bạn đã từng có thành tích gì?
    Hãy nói về 2-3 dự án thành công mà bạn từng đảm nhận. Bạn có thể nói cụ thể luôn là thông qua những dự án thành công ấy mà bạn đã được thưởng hoặc tăng lương như thế nào. Chú ý: bạn nên chọn những dự án thành công về chất lượng hơn là nói về những dự án mà bạn đã kiếm được kha khá tiền thưởng.

    9. Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?
    Lẽ thường, bạn sẽ nghĩ đến tiền thưởng, tăng lương, các quyền lợi khác mà công ty dành cho bạn… sẽ thúc đẩy bạn cố gắng làm việc. Tuy nhiên, hãy nói về thành quả đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Đó mới chính là động lực… trong sáng để giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

    10. Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?
    Bạn đang muốn xin vào vị trí nào, hãy hướng câu trả lời đến những điều kiện làm việc liên quan đến vị trí đó. Ví dụ: Nếu vị trí tuyển dụng thiên về nghiên cứu và làm việc một mình, hãy trả lời rằng bạn hoàn toàn có thể làm việc theo nhóm, nhưng bạn thích làm việc độc lập hơn. Còn nếu vị trí bạn mong muốn được nhận vào là thường xuyên đảm nhận và hoàn thành những dự án, hãy khảng khái khẳng định rằng bạn thích làm việc tập thể, và thế mạnh của bạn là có tinh thần cộng tác rất cao.

    11. Tại sao bạn lại muốn công việc này?
    Câu trả lời phải cụ thể dựa vào những tiêu chí tuyển dụng của công việc. Tránh đưa ra câu trả lời nguy hiểm kiểu “Tôi đang cần một việc làm”. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thấy được những khó khăn và thuận lợi của công việc này, và bạn thích khám phá chính mình thông qua những thử thách ấy.

    12. Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực này?
    Tập luyện thể thao, đọc sách, xem truyện cười, vui chơi cùng bạn bè, xách xe vi vu đâu có một lúc rồi quay về công việc… được xem là câu trả lời khôn ngoan. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng thực ra, nhà tuyển dụng có thể biết được cách bạn sẽ xử lý stress thế nào vì trong buổi phỏng vấn, ít nhiều bạn đã bị stress với những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Vì thế, cách tốt nhất khi trả lời phỏng vấn là hãy bình tĩnh, trả lời rành rọt, cẩn thận. Không nên để nhà tuyển dụng thấy được bạn “toát mồ hôi hột” vì những câu hỏi hóc búa của họ.

    13. Thử hình dung 5 (10) năm nữa, bạn đang ở đâu nhỉ?
    Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một vị trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai.

    Nguồn: Vietnamworks.com

    0 Continue Reading →

    Ứng biến trong phỏng vấn

    Cách trả lời phỏng vấn tất nhiên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: công việc bạn mong muốn, văn hóa công ty mới, phong cách người tuyển dụng, kinh nghiệm của bạn,… và còn phụ thuộc rất nhiều vào tài ứng biến của bạn.

    Đôi khi, những câu hỏi có vẻ truyền thống cũng chưa chắc đã dễ trả lời. Bạn thử tham khảo vài ví dụ sau nhé.

    Tại sao bạn lại tìm công việc mới?

    Không nên trả lời: Giám đốc cũ của tôi chán lắm, chả có khách hàng nào ưa ông ta cả

    Lời khuyên: Trả lời theo chiều hướng tích cực về nơi mà bạn muốn đến chứ không phải về lí do bạn chuyển đi

    Nên trả lời: Tôi muốn tìm công việc có nhiều cơ hội sử dụng những kĩ năng chuyên môn của tôi hơn, nhận được nhiều trách nhiệm công việc hơn, và có cơ hội thăng tiến hơn.

    Tại sao ban muốn làm việc cho chúng tôi?

    Không nên trả lời: Tôi đã nộp đơn ở rất nhiều nơi nhưng chả có công ty nào nhận tôi cả.

    Lời khuyên: Trước khi phỏng vấn, hãy ghé thăm các trang web của công ty để tìm hiểu thông tin. Khi trả lời câu này, bạn nên sử dụng nghệ thuật “nịnh nọt” một chút, tập trung vào một số những điểm nổi bật của công ty. Đó chính là lí do để bạn muốn gia nhập công ty.

    Nên trả lời: Tôi cảm thấy hứng khởi với những sản phẩm của quý công ty, những lợi ích của chúng đối với cộng đồng. Doanh thu tăng vọt trong ba năm vừa qua là điều đáng tự hào cho công ty cũng như toàn thể nhân viên cùng tham gia công tác. Thật hãnh diện khi được trở thành thành viên của một đơn vị đạt nhiều thành tích như vây, và đặc biệt lại dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc hiện hành

    Tại sao bạn lại thay đổi công việc quá nhiều lần?

    Không nên trả lời: Vì tôi là người cả thèm chóng chán

    Lời khuyên: Đưa những lí do hợp lí nhưng chú ý hướng vào thực tế là hiện tại bạn đang muốn làm việc cho công ty. Đó chính là điều mà họ bận tâm

    Nên trả lời: Khi còn trẻ, tôi luôn muốn thử thách mình trong nhiều lĩnh vực. Theo cách đó, tôi có thể lựa chọn đường đi đúng đắn nhất trong sự nghiệp của mình, một công việc mà tôi có thể gắn bó lâu dài. Và bây giờ, tôi nghĩ đây là điểm dừng chân của mình. Đó là lí do tại sao tôi có mặt ở đây ngày hôm nay.

    Điểm mạnh của bạn là gì?

    Không nên trả lời: Tôi có thể nói dối tỉnh bơ, không ai biết

    Lời khuyên: Nói về ba hoặc bốn lợi thế của bạn liên quan tới công việc bạn đang phỏng vấn và đưa ra một vài ví dụ lợi thế đó đã giúp được bạn những gì trong công việc

    Nên trả lời: Tôi là người khá khó tính trong công việc. Hồi còn làm việc ở công ty A, mặc dù không làm bên phòng kiểm tra sản phẩm, nhưng với những lô hàng quan trọng, tôi vẫn đích thân kiểm tra lại trước khi xuất xưởng, điều này đôi khi gây khó chịu cho một số người. Một điểm mạnh khác của tôi là…

    Tại sao tôi nên nhận bạn vào làm?

    Không nên trả lời: Tôi đang rất cần tiền

    Lời khuyên: Đây chính là cơ hội bạn lăng xê bản thân. Nhấn mạnh vào những kĩ năng chuyên môn liên quan tới vị trí công việc bạn muốn

    Nên trả lời: Khi đọc tin tuyển dụng của công ty, tôi đã có cảm giác mình phù hợp với công việc này. Và giờ đây, khi nói chuyện với ông, tôi biết thêm về yêu cầu của công ty, và tôi tin rằng tôi sẽ là một ứng cử viên phù hợp với công việc. Tôi tin rằng mình sẽ đáp ứng được mong mỏi và yêu cầu của quý công ty bằng những kinh nghiệm nghề nghiệp của mình…

    Mục tiêu hiện tại và lâu dài của bạn là gì?

    Không nên trả lời: Mong muốn hiện tại của tôi là vượt qua cuộc phỏng vấn này. Còn trong tương lai, khoảng một vài năm nữa thôi, tôi sẽ nghỉ việc và mở cửa hàng nhỏ cho riêng mình.

    Lời khuyên: Đôi khi nhà tuyển dụng hỏi bạn điều này bởi vì họ muốn biết bạn có ý định làm việc lâu dài cho công ty hay chỉ là công việc tạm thời thôi. Chả ai muốn nhận một người làm việc chỉ một vài năm rồi lại nghỉ để thực hiện dự định của riêng mình cả. Một số khác muốn đánh giá bạn qua các kế hoạch trong tương lai.

    Nên trả lời: Trước tiên, trong thời gian ngắn, tôi muốn tìm được vị trí để có thể tạo lập mối quan hệ tốt với khách hàng. Rồi sau đó, tôi muốn được củng cố thêm nghiệp vụ chuyên môn của mình trong một vài năm tới. Khi có đủ kinh nghiệm và nghiệp vụ chuyên môn, tôi cố gắng hết mình trong công việc để có cơ hội thăng tiến.

    Qua một vài ví dụ trên đây, bạn đã biết nên trả lời thế nào khi phỏng vấn rồi chứ? Nếu vận dụng tốt khả năng ứng biến, đừng ngạc nhiên nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn câu tiếp theo: “Khi nào bạn có thể bắt đầu làm việc cho chúng tôi?”

    0 Continue Reading →