Thị trường thép nhập khẩu tại Việt Nam rất đa dạng nhưng chủ yếu là từ các thị trường Đông bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản, Đài Loan), và có rất nhiều loại thép nhập về khác nhau trong đó tôn cuộn chiếm tỷ trọng không hề nhỏ, về thép các loại khác chúng tôi đã có bài viết riêng (xem thêm chi tiết). Trong bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ hai vấn đề một là thủ tục nhập khẩu hàng tôn cán nóng, hai là những lưu ý khi vận chuyển mặt hằng tôn cuộn.
Thủ tục nhập khẩu thì có nhưng lưu ý sau:
Đối với mặt hàng sắt thép nói chung thì mã hs sẽ nằm trong chương 72 từ nhóm 7201 đến 7229. Mỗi loại khác nhau sẽ có một mã khác nhau, tùy theo tính chất, thành phần, mục đích sử dụng để chọn được mã hs đúng nhất đối với mặt hàng mà doanh nghiệp nhập về. Hiện tại, trên thị trường thép nhập khẩu hiện tại tại Việt Nam thì tôn cuộn cán nóng được xếp vào nhóm 7219, 7220.
Đối với mặt hàng sắt thép các loại thì có một số loại phải kiểm tra chất lượng, tôn cán nóng cũng không ngoại lệ. Quý vị có thể tham khảo thông tư liên tịch số 58/2015.BCT-BKHCN ngày ngày 31 tháng 12 năm 2015 để biết được loại tôn cuộn mình nhập về có phải kiểm tra chất lượng hay không. Về trình tự thủ tục làm kiểm tra chất lượng đối với mặt hàng sắt thép quý vị xem ở Điều 10 của thông tư này.
Về trình tự làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng sắt thép nói chung, tôn cán nóng nói riêng thì cũng tiến hàng các bước như các mặt hàng bình khác (xem thêm chi tiết).
Vận chuyển mặt hàng tôn cuộn thì có hai hình thức vận chuyển chủ yếu hiện nay là vận chuyển tôn cuộn bằng tàu rời hoặc vận chuyển tôn cuộn bằng container.
Vận chuyển tôn cuộn bằng tàu rời chúng tôi đã có bài viết riêng (xem thêm chi tiết)
Những lưu ý khi vận chuyển và đóng hàng tôn cuộn vào container.
Tôn cuộc (Tole coil) có thể được đóng gói thành kiện đặt trên palett gỗ hoặc cột bằng các đai théo, đường kinh lõi d = (650 -720)mm, đường kinh ngoài D = (1600- 1650)mm, chiều dài phụ thuộc vào khổ của cuộn tôn L = 1500 mm.
Mỗi khổ khác nhau sẽ có mỗi cách đóng vào container khác nhau, có thể xoay ngang xoay dọc để đảm bảo tận dụng tối đa diện dịch xếp hàng vào container. Có thể xếp đứng hoặc xếp nằm tùy vào mỗi loại cụ thể đảm bảo có thể đưa vào container và đủ khoảng không cho việc chèn lót và chằng buộc về sau.
Trọng lượng cuộn cũng rất đa dạng, trọng lượng cuộn lớn nhất Q = 30 tấn. Độ dày của tôn từ nhỏ hơn 1-35 mm. Tư thế nâng chuyển hàng có thể đứng hoặc nằm, thường được đặt trên pallet thành các kiện riêng.
Nên sử đóng các cuôn tôn lên pallet vì các cuộn tôn thường có dạng hình trụ tiếp diện chịu lực là rất nhỏ nên cần làm tăng tiếp diện lên để tránh gãy ván sàn container và tránh tình trạng dịch chuyển qua lại, lăn trong container trong quá trình vận chuyển gây nguy hiểm cho container và hàng hóa.
Sử dụng xe nâng để đưa tôn cuộn vào trong container. Đối với trọng lượng của tôn nhỏ thì có thể cho xe nâng , nâng nguyên kiện tôn đi thẳng lên sàn container và đặt đúng vị trí cần thiết. Theo tiêu chuẩn quốc tế hiện nay (ISO 6346), mặt sàn container có thể chịu được một lực tác động lên là 30 tấn, nếu mặt sàn container chưa qua sửa chữa lần nào. Tự trọng của một xe nâng hiện nay đối với loại xe nâng sử dụng để nâng hàng vào container nặng tầm 13 tấn. Nếu xe nâng không thể đi thẳng được vào trong container thì phải cho xe nâng nâng kiện hàng đặt vào container và đẩy vào container, đối với những kiện hàng nặng thế này thì một container chỉ đóng được một cuộn tôn thôi.
Chằng bộc (lashing) kiện hàng trong container nên sử dụng cáp thép có độ chịu lực lớn, cuộn tôn rất nặng trong quá trình vận đặc biệt là trên biển thì bản thân khi vận phương tiện vận tải đang dịch chuyển thì chính cuộn thép nó cũng chứ một mô men quán tính. Khi gặp giao động hoặc rung lắc trái chiều có thể làm đứt cáp trong quá trình vận chuyển, làm cho kiện hàng bị dịch chuyển trong container, điều này rất nguy hiểm.
Đóng tôn cuộn vào container chỉ có ba tư thế đặt chính:
Đặt song song với cửa container: Dùng gỗ để tạo hai đường ray trên sàn container, sau đó nâng cuộn tôn đặt lên dường ray và dùng xe nâng đẩy vào bên trong sau đó gia cố chống lăn và chằng buộc lên cho cuộn tôn. Hoặc thậm chí tôn đã được cô định trên pallet xe nâng chỉ việc xúc vào và đặt xuống trên sàn.
Đặt vuông góc với cửa container: Đặt cuộn tôn vuông góc với container thường là sử dụng , sử dụng xe nâng gắng càng nâng cuộn tròn để nâng và xếp lên container. Phương pháp này thường áp dụng cho cuộn tôn có trọng lượng nhỏ, đảm bảo trọng lượng cho việc xe nâng chạy vào trong container.
Đặt vuông góc với sàn container: Cuộn tôn được đóng cố định trên những pallet sau đó xe nâng xúc từ kiện vào trong container.
Ngoài ra quý vị có thể tham khảo thêm những lưu ý khi đóng hàng vào container để hiểu rõ hơn về cách đóng hàng đảm bảo đúng ký thuật (xem thêm chi tiết)
Quý vị có thể tham khảo một số cách đóng tôn cuộn vào container và cách chằng bộc chúng ở các hình bên dưới.
Bài viết trên đây là tổng hợp những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu hàng sắt thép nói chung hàng tôn cán nóng nói riêng và các đóng mặt hàng tôn cuộn vào container đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo an toàn cho hàng và container trong quá trình vận chuyển mà chúng tôi đã đúc rút từ kinh nghiệm làm hàng thực tế để viết nên. Chúng tôi rất mong được sự góp ý của độc giả để bài viết thêm hoàn hảo hơn.
Mọi thắc mắc, đóng góp hoặc yêu cầu tư vấn dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc hotmail của công ty, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể.
Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !