Door to Door Việt đã có bài viết về vận đơn các bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về vận đơn (xem chi tiết). Hôm nay, chúng tôi làm rõ nhưng điểm khác biệt giữa HBL (House bill of lading) và MBL (Master bill of lading) và những lý do vì sao xuất hiện HBL và MBL, trong trường hợp nào thì sử dụng chúng.
Điểm khác biệt giữa HBL và MBL.
Nói về điểm khác biệt thì giữa HBL và MBL không có sự khác biệt lớn, để phân biệt chúng thì có những đặc điểm khác biệt cơ bản sau:

  • Số vận đơn khác nhau: Mỗi vận đơn có một số khác nhau, đây là điều hiển nhiên.
  • Shipper và consignee khác nhau: Trên HBL chắc chắn shipper là nhà xuất khẩu và consignee là nhà nhập khẩu. Còn trên MBL thì chưa chắc chắn, tại vì có thể cấp MBL trực tiếp cho shipper và consignee thực sự.
  • Người cấp vận đơn: Trên HBL người cấp vận đơn chắc chắn là công ty FWD (agnet), còn trên MBL người cấp vận đơn là carrier (nhà vận chuyển chịu trách nhiệm trực tiếp vận chuyển lô hàng), đối với việc cấp MBL thì chúng tôi chia ra vận chuyển hàng lẻ (LCL), vận chuyển hàng cont (FCL) và vận chuyển hàng không (air). Đối với vận chuyển là lẻ (LCL) thì MBL được cấp bởi công ty mở cont (consol) cho lô hàng lẻ, ngoài cái vận đơn MBL này thì giữa công ty consol và hãng tàu có một MBL nữa cho cont hàng người ta vận chuyển. Đối với vận chuyển hàng nguyên container thì MBL là do hãng tàu cấp. Để nhận diện ai là người cấp vận đơn thì chỉ cần nhìn lên góc phải của tờ vận đơn sẽ biết được.
  • Cước vận chuyển: Cước vận chuyển cho MBL và HBL có thể khác nhau, thông thường trên BML là cước trả trước prepaid (là cước trả trước khi hàng cập cảng đích), còn trên HBL thông thường là cước collect (là cước trả sau theo sự thỏa thuận sữa người book cước và bên bán cước).
  • Hình thức giải phóng hàng: Nếu một lô hàng vừa có MBL và HBL thì trên MBL có thể cấp dưới dạng vận đơn coppy (surrender bill, sea way bill …) và trên HBL để dưới dạng original (vận đơn gốc), đây là cách tiện cho việc giải phóng hàng và yêu cầu giữ hàng của shipper.

Lý do cho việc cấp MBL và HBL gồm những lý do chính sau:

  • Book cước: Nếu Shipper thực sự book cước trực tiếp qua hãng tàu hoặc qua công ty mở consol thì bill được cấp sẽ là MBL.
  • Tùy theo yêu cầu của shipper hoặc consignee: Nếu có yêu cầu cấp MBL thì công ty FWD sẽ cấp trực tiếp BML cho shipper.
  • Một số lý do khác: Do che dấu thông tin nhà xuất khẩu, nhập khẩu; do đại lý muốn khẳng định thương hiệu; chênh lệch chi phí …

Về mặt nghiệp vụ thì việc cấp MBL và HBL không có gì ảnh hưởng đến việc làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa cả, tuy nhiên về nghiệp vụ vận chuyển đảm bảo an toàn cho hàng hóa thì việc cấp vận đơn như thế nào thì cần cân nhắc.

  • Nếu công ty FWD không có agent ở nước nhập hoặc niềm tin cho agent ở nước nhập là rất it. Đây là trường hợp phổ biến cho hàng xuất đi các thị trường mà ở đó có chiến tranh, loạn lạc hoặc các thị trường mà agent làm ăn không đàng hoàng. Điển hình là xuất hàng đi Châu Phi, Trung Đông.
  • Đối với hàng đi bằng đường hàng không, việc lấy HBL đi bằng đường hàng không sẽ mất phí tách bill, quý vị sẽ không mất phí tách bill nếu lấy MBL.
  • Quyền cầm giữ hàng hóa, để đảm bảo cho việc thanh toán tiền cước thì thông thường công ty FWD sẽ phát hành HBL.

Bài viết dựa trên kinh nghiệm thức tế làm hàng của Door to Door Việt mà chúng tôi xây dựng nên. Chúng tôi rất mong muốn nhận được những phản hồi từ quý bạn đọc.
Mọi góp ý, đóng góp, yêu cầu báo giá tư vấn dịch vụ vận chuyển, dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa vui lòng liên hệ qua hotline, hotmail hoặc fanpage của công ty. Chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất cho quý vị.
Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !

5/5 (2 Reviews)