FOB là gì, mua bán theo giá FOB, ý nghĩa free on board trong incoterms 2010, trách nhiệm, nghĩa vụ của bên mua và bên bán, có nên mua hoặc bán hàng hóa theo giá FOB hay không, những lưu ý khi mua bán hàng hóa theo giá FOB. Là những nội dung chính mà Door to Door Việt muốn chia sẻ đến Quý vị trong bài viết này.

Có rất nhiều điều kiện thương mại trong Incoterms và có rất nhiều phiên bản khác nhau. Trong phiên bản Incoterms 2010 thì có 11 điều kiện thương mại bao gồm: EXW, CPT, FOB, FAS, FCA, CIP, DAP, DAT, DDP, CFR, CIF. Trong số đó FOB là một điều kiện cũng hay được nhà xuất nhập khẩu sử dụng. Điều kiện FOB là điều kiện được sử dụng trong vận tải đường biển là chính. Tuy nhiên, trên thực tế đối với đường hàng không cũng được sử dụng rất nhiều.

Sau đây, Door to Door Việt sẽ diễn giải cho Quý vị hiểu FOB là gì, trách nhiệm của người mua, người bán theo giá FOB, có nên mua bán hàng hóa theo giá FOB và những lưu ý khi mua bán theo điều kiện này. Mời Quý vị theo dõi nội dung chính dưới đây.

FOB là gì ?

FOB là một trong những điều kiện trong quy tắc ứng trong thương mại quốc tế. FOB là viết tắt của chữ Free On Board, FOB được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam. Sau đây sẽ là khái niệm về điều kiện FOB.

Mua bán hàng theo điều kiện FOB trong incoterms 2010 nghĩa là người bán có trách nhiệm giao hàng lên tàu một cách an toàn. Người bán sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí để giao hàng lên tàu. Sau khi hàng hóa được giao lên tàu an toán thì lúc này rủi ro và chi phí được chuyển giao cho người mua.

Có một lưu ý giữa incoterms 2010, 2020 và các phiên bản trước đó. Đó là trước đây FOB là trách nhiệm và rủi ro sẽ được chuyển cho người mua khi hàng đi qua lan can tàu. Vì thế khi sử dụng FOB thì phải ghi rõ phiên bản nào, ví dụ: FOB price Incoterms 2010.

Trên đây là khái niệm sơ bộ về FOB là gì, để hiểu rõ hơn về trách nhiệm và nghĩa vụ của người mua, người bán, những lưu ý khi mua và bán hàng theo điều kiện FOB. Mời Quý vị xem những phần tiếp theo.

Trách nhiệm của người mua và người bán theo giá FOB

Trách nhiệm và nghĩa vụ của bên bán và bên mua theo giá FOB. Là một trong những quan tâm hàng đầu của nhà xuất nhập khẩu. Ai cũng muốn có trách nhiệm tối thiểu và quyền lợi tối đa. Chính vì lẽ đó phải hiểu rõ được trách nhiệm và quyền lợi theo giá FOB. Để cân nhắc có nên mua bán theo giá FOB hay không.

Trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán theo giá FOB

Người bán hàng theo giá FOB thì sẽ có những trách nhiệm và nghĩa vụ sau đây:

  • Chuẩn bị và giao hàng hóa đầy đủ, đúng số lượng, chủng loại, chất lượng như đã thỏa thuận.
  • Chỉ định cảng xuất hàng, thông thường trên hợp đồng sẽ ghi rõ là FOB cảng nào đó. Ví dụ: FOB incoterms 2010, Cat Lai Port, Ho Chi Minh, Vietnam.
  • Người bán chịu mọi rủi ro và chi phí để giao hàng lên tàu một cách an toàn.
  • Chuẩn bị chứng từ như: Sale contract, commercial invoice, packing list, certificate of original, Phyto…
  • Chịu trách nhiệm và chi phí làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa.
  • Không có trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa cho chặng đường vận tải biển.

Trên đây là những nghĩa vụ và trách nhiệm thuộc về người bán theo giá FOB incoterms 2010. Những nghĩa vụ và trách nhiệm nêu trên có thể được mở rộng và rút gọn tùy thuộc vào thương lượng thêm của hai bên.

Nếu Quý vị chưa hiểu FOB là gì hoặc cần giải thích thêm về quyền lợi, nghĩa vụ của bên bán theo giá FOB. Vui lòng liên hệ qua hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn thêm.

Trách nhiệm và nghĩa vụ của người mua theo giá FOB

Khi mua hàng theo giá FOB thì người mua sẽ có những trách nhiệm và nghĩa vụ sau đây:

  • Chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ giá trị mua hàng cho người bán như đã thỏa thuận.
  • Thuê phương tiện vận chuyển và thông báo đơn vị vận chuyển cho bên bán.
  • Chịu mọi chi phí và rủi ro sau khi hàng được giao lên tàu một cách an toàn.
  • Mua bảo hiểm hàng hóa
  • Làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng tại nước nhập.

Trên đây là những trách nhiệm và nghĩa vụ cơ bản của người bán hàng theo điều kiện FOB incoterms 2010. Tuy nhiên, trên thực tế thì tùy theo thương lượng của hai bên thì trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán có thể được mở rộng ra hoặc rút gọn.

Nếu Quý vị chưa hiểu được về FOB là gì, trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán. Quý vị có thể liên hệ trực tiếp đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

Những lưu ý khi mua bán hàng theo giá FOB

Để tránh những tổn thất, cũng như những tranh chấp không đáng có. Khi mua hàng và bán hàng theo giá FOB thì cần phải nhớ rõ đặc điểm, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bên. Để có được những ứng xử đúng mực của các bên. Sau đây, Door to Door Việt sẽ chia ra những lưu ý cho người bán, cho người mua cụ thể.

Những lưu ý khi bán hàng theo giá FOB

Theo điều kiện FOB thì nghĩa vụ, trách nhiệm và chi phí của người bán sẽ chấm dứt sau khi giao hàng lên tàu một cách an toàn. Tuy nhiên, người bán cũng phải có những lưu ý khi bán hàng theo giá FOB như sau:

  • Thương lượng rõ phương thức thanh toán, để đảm bảo có thể thu được tiền hàng đúng thời gian và đủ. Tốt nhất là chọn hình thức thanh toán trước bằng điện chuyển tiền (T/T in advance).
  • Giao đủ, đúng và đóng gói hàng hóa như đã thỏa thuận.
  • Phải liên hệ trước với đơn vị vận chuyển được người mua chỉ định. Để có thể lấy được booking hoặc thống nhất được thời gian và địa điểm giao hàng chính xác nhất.
  • Gửi chứng từ sớm nhất có thể cho người mua, không được gửi chứng từ đi kèm hàng hóa. Phải gửi chứng từ bằng một con đường khác như chuyển phát nhanh.
Những lưu ý khi mua hàng theo giá FOB

Khi mua hàng theo giá FOB thì người mua cần phải lưu ý những điểm sau:

  • Lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tin, vì sau khi hàng lên tàu thì mọi trách nhiệm và rủi ro sẽ thuộc về người mua. Lựa chọn được một đơn vị vận tải uy tín sẽ giúp người mua kiểm soát được hành trình và hạn chế được rủi ro.
  • Nên thương lượng với người bán về việc thanh toán chia ra làm hai phần. Một phần ứng trước và phần còn lại sẽ thanh toán ngay khi làm đã được xếp lên tàu. Thông thường thanh toán theo dạng 30% ứng trước và 70% khi hàng đã được lên tàu.
  • Mua bảo hiểm hàng hóa cho hàng thì phải làm hồ sơ thủ tục mua ngay khi có vận đơn từ nhà vận tải. Thậm chí có thể mua trước để được bảo vệ sớm nhất.
  • Yêu cầu người bán không được gửi chứng từ đi cùng hàng. Phải gửi bộ chứng từ bằng con đường riêng như chuyển phát nhanh.

Trên đây là những lưu ý cho cả người mua và người bán khi thực hiện giao dịch theo giá FOB incoterms 2010. Nếu Quý vị cảm thấy chưa hiểu FOB là gì, vui lòng gửi góp ý về cho chúng tôi qua hotline hoặc hotmail. 

Có nên mua hoặc bán hàng theo giá FOB

Tại Việt Nam thường có câu nói “Mua CIF bán FOB” có rất nhiều quan điểm trái chiều về câu nói này. Tuy nhiên, đối với Door to Door Việt thì mua hay bán theo điều kiện nào là tùy thuộc vào mong muốn, lợi thế và đàm phán của các bên.

Bên cạnh đó, trong những trường hợp mua bán 3 bên. Để giấu thông tin người bán hoặc người mua hàng cuối cùng, thì có thể lựa chọn mua theo điều kiện FOB.

Để tự trả lời được câu hỏi có nên mua hoặc bán hàng theo giá FOB hay không. Thì Quý vị vui lòng xem lại những trách nhiệm, nghĩa vụ, rủi ro, chi phí mà chúng tôi đã nêu ở trên để tìm được câu trả lời thích hợp. FOB được sử dụng khá phổ biến trong đường biển và cũng hay được sử dụng trong đường hàng không.

Trên đây là toàn bộ bài viết giới thiệu FOB là gì, mua bán hàng theo giá FOB incoterms 2010, trách nhiệm, nghĩa vụ của người bán và người mua, những lưu ý khi mua bán theo giá free on board incoterms 2010. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin mà Quý vị đang tìm kiếm.

Nếu quý vị vẫn chưa nắm rõ được quy trình hoặc các chi phí liên quan. Vui lòng liên hệ đến Door to Door Việt theo thông tin hotline hoặc hotmail bên dưới.

Thông tin liên hệ

Kenny (Mr.)  Business Development Manager

Cell Phone: (+84) 97 380 29 39 or (+84) 886 28 8889

Email: kenny@doortodoorviet.com

Ngoài FOB là gì, giá FOB incoterms 2010, thì để cập nhật những bài viết hay về xuất nhập khẩu hoặc giá cước tàu, lịch tàu. Quý vị có thể theo dõi trên fanpage Door to Door Việt để được cập nhật những bài viết mới nhất.

 

Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !

5/5 (3 Reviews)