Gạo thường được đóng trong bao day, bao nilon với trọng lượng 25 -> 50kg. Giống như các loại hàng nông sản khác, gạo có những đặc tính chủ yếu sau:
- Có thể thay đổi độ ẩm theo điều kiện của môi trường. Nếu độ ẩm bên ngoài thấp, gạo sẽ tỏa ẩm mạnh dẫn đến hao hụt về trọng lượng có thể tư 1,5 -> 3.5% và lớn hơn. Khi độ ẩm bên ngoài cao hơn gạo sẽ hút ẩm, nếu bị ẩm nhiều hay bị ướt thì gạo nhanh chóng bị lên men, mục, toản nhiệt và tỏa mùi chua thối làm ảnh hưởng đến bao ở xung quanh.
- Gạo hấp thụ những mùi mạnh xếp gần chứng , do vậy điều quan trọng nhất khi vận chuyển gạo là chuẩn bị kỹ hầm hàng và tổ chức chất xếp và thông thoáng tốt. Đối với việc vận chuyển gạo bằng container thì cân lưu ý về việc chuẩn bị võ container (sạch, không bị lũng).
Trong bài này Door to Door Việt sẽ mô tả chủ yếu việc vận chuyển gạo bằng tàu rời, còn vận chuyển bằng container thì chúng tôi đã có bài riêng quý vị vui lòng xem theo link này
Công tác đầu tiên là chuẩn bị hầm hàng:
Tất cả các hầm hàng chở gạo phải được kiểm tra đảm bảo sạch, kho ráo và không có mùi. Các lỗ thoát hơi nước trên boong phụ phải được kiểm tra, làm thông suốt để nếu có mồ hôi (đổ mồ hôi trong thân tàu – giống việc khi đưa chai nước đông lạnh ra ngoài trời thì xung quanh võ chai có tụ nước) hay nước rò thì chúng có thể chảy xuống giếng la canh. Vệ sinh sạch sẽ các mặt hàng đã vận chuyển lần trước tránh ảnh hưởng từ những mặt hàng đó lên gạo.
Sàn hầm phải được lót dày cỡ 8 -> 15 cm ở miệng giếng la canh. Nếu tàu có sẵn ván gỗ thì lót một lớp gỗ thanh theo chiều ngan tàu, các thanh cách nhau không quá 30cm, phía bên trên lót một lop[ứ vnas gỗ theo chiều dọc tàu cách nhau không quá 10cm để các bao không bị cong khi xếp.
Cần phân hớp ra giữa các lớp bao, trên miệng giếng la canh đặt các bó hóp cao 8 -> 10cm theo chiều ngang, các bó cách nhau cỡ 5cm, đảm bảo cho việc thông gió. Cần có khoản cách giữa thành hầm và khối hàng để khi có hiện tượng đỗ mồ hôi tàu xẩy ra thì nước theo thành tàu chảy xuống phía dưới mà không ảnh hưởng đến hàng.
Thông gió hầm hàng:
Tạo các ống thông giới giữa các khối hàng để đảm bảo thông gió đều cho tất cả các vị trí ở trong hầm hàng, tránh tình trạng hư hỏng ho bản thân hàng thoát hơi nước và đọng lại ở đó gây hư hỏng. Các ông thông gió được cố định thẳng đứng.
Các ống thông gió được tạo bằng hai tấm ván đặt song song thẳng đứng, phía trên cùng thì được nối với lỗ thoát khí phía trên cùng, chiều của các miệng ống thông gió sẽ được đặt đảm bảo luồng không khí theo một chiều đi vào và đi ra đảm bảo thông gió và giảm nhiệt trong hầm hàng.
Công tác xếp dỡ gạo trên tàu và bảo quản ở kho
Khi xếp hoặc dỡ hàng gạo đóng báo từ cầu tàu lên tàu hoặc ngược lại thì đều phải theo phương án tàu ó xe (hoặc container). Vì thế cần bố trí 2 e kíp công nhân một ở hầm tàu một ở trên phương tiện vận tải tại cầu tàu.
Dưới hầm tàu: Mỗi máng tại hầm tàu bố trí từ 4 – 6 công nhân có nhiệm vụ thành lập mã hàng được lập từ hai kéo có trọng tải tới 1 tấn, được công nhân bốc vác lập thành tùy theo sức nâng của cẩu để bố trí số lượng máng phù hợp.
Trên phương tiện: Cũng được bố trí tương tự như ở hầm tàu nhưng sẽ phụ thuộc nhiều vào sàn xe. Sau khi mã hàng được cẩu nâng từ phía hầm tàu lên phía phương tiện vận tải thì mã hàng sẽ được các công nhân tại đây gỡ ra và xếp lên phương tiện vận tải hoặc đóng vào container.
Ngoài ra, gạo có thể được xếp dỡ bằng băng chuyền từ xe lên tàu và ngược lại, tùy thuộc vào cảng nơi tàu cập.
Những lưu ý khi thao tác xếp dỡ hàng gạo đóng bao 25 – 50 kg.
- Không sử dụng móc để hỗ trợ trong các thoa tác xếp dỡ hàng
- Không xếp dỡ hàng khi có mưa, phải có các biện phát chống ẩm ướt cho hàng
- Không kéo lê hàng trên nền kho, cầu tàu và sàn các phương tiện vận chuyển
Đây là toàn bộ những lưu ý cơ bản khi nhận vận chuyển gạo bằng container hoặc bằng tàu rời mà Door to Door Việt đúc kết được. Bài viết có thể còn thiếu sót rất mong được góp ý của bạn đọc.
Mọi thắc mắc, góp ý và yêu cầu tư vấn báo giá dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc hotmail của công ty.
Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !