Cáp thép dự ứng lực được đông đảo người dùng biết đến với các công dụng phổ biến trong ngành xây dụng dân dụng, xây dựng cầu đường, xây dựng thủy lợi… Cáp dự ứng lực có hai loại 12.7mm và 15.24mm. Cáp dự ứng lực được nhập khẩu chủ yếu từ các thị trường như: Hàn Quốc, Thái Lain, Mỹ, Nhật, Liên doanh Trung Mỹ, Trung Quốc…

Cáp thép dư ứng lực thuộc nhóm hàng nhập khẩu có điều kiện theo thông tư liên tịch số 58 /2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015. Hiện tại, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 18/2017/TT-BCT bãi bỏ một số điều của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015 quy định quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu.

Tuy nhiên việc thông tư 18 ra đời không có nghĩa là không kiểm tra chất lượng mặt hàng thép nhập khẩu mà là doanh nghiệp không cần phải nộp cho cơ quan hải quan thông báo kết qua kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu do các trung tâm đưa ra.

Việc kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu sẽ chuyển sang thời kỳ hậu kiểm – là kiểm tra sau thông quan và khi hàng được đưa ra trên thị trường.

Tuy không phải nộp kết quả kiểm tra chất lượng nhưng nhà nhập khẩu phải có giấy “ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÉP NHẬP KHẨU” cho cơ quan hải quan thì mới được thông quan hàng hóa. Vì thế trong bộ hồ sơ nhập khẩu của mặt hàng này ngoài các chứng từ thông thường thì phải có thêm giấy đăng ký này. (mẫu giấy đăng ký click theo link). Mẫu đăng ký phải có dấu xác nhận và số tiếp nhận của Chi cục đo lường chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc mới được xem là hợp lệ.
Bộ hồ sơ để có giấy đăng ký và số tiếp nhận bao gồm:

  • Hợp đồng (sale contract)
  • Danh sách đóng gói (packing list)
  • Hóa đơn thương mại (invoice)
  • Vận đơn (Bill of lading)

Sau khi có giấy đăng ký thì tiến hành mỡ tờ khai và đi test mẫu tại trung tâm lấy “chứng nhận hợp quy” để sau này bổ sung thêm các chứng từ cho chi cục đo lường. Ngoài những chừng từ kể trên sau khi có chứng nhận hợp quy thì cần bổ sung các chứng từ sau với chi cục đo lường chất lượng để hoàn thành bộ hồ sơ đăng ký.

  • Chứng nhận hợp quy
  • Chứng nhận xuất xứ hàng (C/O)
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS (nếu có)
  • Nhã phụ, nhãn chính và hình ảnh hàng nhập khẩu.

Về vận chuyển cáp thép dư ứng lực thì hoàn toàn tương tự các loại hàng hóa khác, nhiên loại mặt hàng này cần lưu ý một số đặc điểm sau trong vận chuyển và bảo quản:

  • Hàng nặng và cồng kềnh, hàng được bó thành cuộn, mỗi cuộn nặng từ 2500 – 2700 kgs. Đường kính ngoài mỗi cuộn từ 1.2 -1.5m, sợi cáp hiện tại trên thị trường có loại 12.7 hoặc 15.24mm.
  • Mặt hàng cần bảo quản khô, tránh tiếp xúc với nước mưa, cần có bạt phủ lại hạn chế tiếp xúc với không khí tránh ô-xy hóa.
  • Cần phải chằng buộc cẩn thận trong vận chuyển, thường thép được đóng lên trên các pallet đặt nằm ngang nên rất tiện trong quá trình xếp dỡ và vận chuyện.
  • Việc xếp dỡ mặt hàng này cần phải cẩn thận tránh tình trạng làm hư ván sàn container, tốt nhất nên rút ruột container cảng rồi vận chuyển về kho.

Bài viết được viết dựa trên kinh nghiệm làm hàng thự tế về mặt hàng cáp thép dự ứng lực. Chúng tôi hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho quý vị trong việc nhập khẩu mặt hàng này.

Mọi yêu cầu báo giá, tư vấn vui lòng liên hệ về hotline hoặc hotmail của công ty chúng tôi, chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi cho quý vị sớm nhất có thể.

Trân trọng cảm ơn đã theo dõi bài viết !

Thông tin liên hệ

Kenny (Mr.): Business Development Manager

Cell Phone: (+84) 97380 29 39 or (+84) 886 28 8889

Email: kenny@doortodoorviet.com

Ngoài thủ tục nhập khẩu cáp dư ứng lực, thì để cập nhật những bài viết mới nhất về lịch tàu từ Việt Nam đi các nước trên thế giới, hoặc những kiến thức về XNK, quý vị có thể theo dõi trên fanpage Door to Door Việt của chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã theo dõi !

 

Đánh giá bài viết

5/5 (122 Reviews)