Hợp đồng thương mại (sale contract) là một trong những chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Đó là những rằng buộc giữa bên cung cấp dịch vụ, sản phẩm và bên mua dịch vụ, sản phẩm.

Những nội dung chính cần thể hiện trên hợp đồng gồm:

  • Bên bán (seller), bên mua (buyer)
  • Sản phẩm: Tên sản phẩm, chủng loại, số lượng, chất lượng
  • Giá cả
  • Phương thức thanh toán
  • Phương thức giao nhận: incorterms, thời gian, địa điểm
  • Thông tin ngân hàng của người bán (để chuyển tiền qua ngân hàng).
  • Trách nhiệm của các bên

Giải quyết tranh chấp:  Giải quyết tranh chấp sẽ được giải quyết tại tòa án kinh tế của nước người bán, người mua hoặc một nước thứ ba được chỉ định trong hợp đồng. Thậm chí có thể giải quyết thông qua trọng tài được chỉ định nếu có.

Tuy nhiện, trên thực tế đối với những hợp đồng thương mại có giá trị thấp thì hợp đồng thương mại dường như chỉ có một chức năng chính là chuyển tiền và làm thủ tục thông quan hàng hóa. Để làm căn cứ giải quyết tranh chấp khi xẩy ra tranh chấp thì thực sự rất kho vì chi phí để tổ chức thường rất lơn thậm chí vượt luôn cả giá trị hợp đồng.

Vì thế, để tránh khỏi tranh chấp trong thương mại quốc tế, Door to Door Việt xin đề xuất giải pháp khả thi sau: Chọn hình thức thanh toán an toàn, đảm bảo lấy được tiền: Thông thường nhất người ta thường làm theo phương án “tiền trao cháo múc” – trả trước giá trị giao dịch để tránh tình trạng hàng đi mà tiền không về. Bên cạnh đó, người ta cũng hay chọn phương thức L/C.

Cách chọn phương thức thanh toán thường là an toàn cho người mua những là tiềm ẩn rủi ro cho người mua.

Ví dụ: Mua hàng theo điều kiện CIF, thanh toán L/C thì rủi cho người mua hàng như sau. Chỉ cần bộ chứng từ hợp lệ thì phải thanh toán tiền trước khi mình xem xét được hàng thực tế. Giã sử hàng bị thiếu, hàng không đúng chất lượng, mẫu mã thì lúc đó người mua phải ôm rủi ro.

Như ví dụ trên tha thấy để phòng ngừa rủi ro thì người mua nên mua hàng tận xưởng theo terms EXW thì có xác nhận được số hàng thực tế nhận tại xưởng sản xuất, đảm bảo độ tin cậy cao hơn, vì người mua có quyền yêu cầu bên vận chuyển kiểm tra hàng cho mình để đảm bảo được tính thực tế của lô hàng.

Quý vị có thể tải mấu hợp đồng thương mại tham khảo theo link (Sale contact).

Ngoài hợp đồng thương mại (sale contract) thì bộ chứng từ nhập khẩu còn hóa đơn thương mại (comercial invoice), danh sách đóng gói (packing list), vận đơn (bill of lading), chứng từ xuất xứ (C/O)… và một số chứng từ khác tùy theo từng loại hàng cụ thể.

Bài viết này giới thiệu sơ bộ về hợp đồng thương mại và mẫu hợp đồng để quý vị tham khảo, đối với những đơn vị nhập lần đầu, chưa có hiểu rõ thì cần nên hỏi để tư vấn để tránh những sự cố không mong muốn, làm phát sinh chi phí hoặc thậm chí có thể mất tiền oan.

Mọi thắc mắc, góp ý yêu cầu từ vấn xin liên hệ quan hotline hoặc hotmail của công ty, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất cho quý vị.

Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !

Thông tin liên hệ

Kenny (Mr.): Business Development Manager

Cell Phone: (+84) 97380 29 39 or (+84) 886 28 8889

Email: kenny@doortodoorviet.com

Để cập nhật những bài viết mới nhất về lịch tàu từ Việt Nam đi các nước trên thế giới, hoặc những kiến thức về XNK, quý vị có thể theo dõi trên fanpage Door to Door Việt của chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã theo dõi !

 

Đánh giá bài viết

5/5 (2 Reviews)