Hiểu thật rõ về incoterms 2010 là một lợi thế, hiện tại có những thông tin về incoterms 2015 Door to Door Việt xin nhấn mạnh tính đến thời điểm này ICC vẫn chưa ra bản incoterms này, trong bài này chúng tôi sẽ làm rõ incoterms 2010, các thuật ngữ liên quan, các từ viết tắt và những lời khuyên trong khi sử dụng incoterms.
EXW “Ex works” nghĩa là người bán hàng (seller) giao hàng tại nhà máy của họ hoặc tại một nơi nào đã được nói trước như (nhà kho, tại xưởng…), người bán không có nghĩa vụ bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải và cũng không có nghĩa vụ thông quan hàng hóa đồng nghĩa với việc không đóng thuế xuất khẩu (nếu có).
FCA “free carrier’’ = EXW + bốc xếp hàng lên phương tiện: nghĩa là người bán có trách nhiệm như EXW nhưng cộng thêm một điểm nhỏ là bốc hàng lên xe cho nhà vận tải được chỉ định bởi người mua. Tuy nhiên đối với điều khoản này thì Door to Door Việt khuyến nghị nên nghi rõ thời gian và địa điểm nhận hàng bởi vì chính lúc đó là mọi trách nhiệm nghĩa vụ được chuyển giao từ người bán sang người mua.
Hai điều khoản này cực kỳ quan trọng và chỉ cần hiểu nhầm một chút là phải trả giá đắt. Khi chi phí xếp hàng lên phương tiện mà nhỏ thì không bàn đến, nhưng khi chi phí xếp dỡ lớn (vd: thuể cẩu để cẩu thiết bị siêu trường lên xe, bốc lượng hàng rời với số lượng 1000 tấn …), đối với lỗi nhầm lẫn này doanh nghiệp Việt rất hay mắc phải. Và trong hầu hết hợp đồng làm ăn với các nước Châu Á đặc biệt là Trung Quốc thì chúng ta thường để là EXW nhưng người bán hàng vẫn bốc hàng lên cho chúng ta dẫn tới chúng ta thường hiểu lầm vấn đề này. Hãy cẩn thận khi bạn làm việc với các nước Châu Âu, Châu Mỹ vì họ rất hiểu về incoterms.
CPT “Carriage pay to” = FCA + chi phí vận chuyển hàng đến điểm chỉ định + làm thủ tục thông quan hàng xuất : Ở khoản này có một điều cần lưu ý là người mua sẽ chỉ định nhà vận chuyển và địa điểm giao hàng, người bán sẽ phải làm hợp đồng với nhà vận chuyển và thanh toán số tiền cước vận chuyển đến điểm giao hàng. Điều này có nghĩa là người bán hết trách nhiệm khi giao hàng cho nhà vận chuyển.
Ví dụ dễ hiểu: Nhà vận chuyển nhận hàng tại KCN Vsip Bình Dương vào địa điểm giao hàng chỉ định là Shanghai, China. Nhà vận chuyển được chỉ định là Door to Door Việt thì các bước tiến hành như sau: Người mua hàng sẽ liên hệ với đại lý của Door to Door Việt ở Shanghai và thông báo thời gian địa chỉ nhận hàng và nói rõ terms là CPT. Đại lý sẽ thông báo cho chúng tôi, chúng tôi sẽ liên hệ với người bán hàng xác nhận thông tin, ký kết hợp đồng vận chuyển (cộng thêm dịch vụ khai thuê hải quan nếu được yêu cầu). Chúng tôi tiến hành book tàu và liên hệ với người bán sắp xếp thời gian cụ thể, địa điểm rõ ràng để đưa phương tiện đến đóng hàng tại kho. Về phần của người mua chúng tôi sẽ mua bảo hiểm hàng hóa cho họ nếu được yêu cầu điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu trong quá trình vận chuyển từ KCN Vsip đến Shanghai gặp rủi ro gì thì người mua hàng và Door to Door Việt sẽ cùng nhau giải quyết không liên qua đến người bán (người bán vẫn nhận tiền hàng bình thường).
CIP “Carriage and insurance paid to” = CPT + bảo hiểm hàng hóa: Ngoài những điều ở mục CPT thì cộng thêm bảo hiểm hàng hóa cho hàng kể từ khi người bán giao hàng cho nhà vận chuyển. Người bán mua bảo hiểm nhưng người được hưởng bảo hiểm là người mua. Nghĩa là khi xẩy ra tổn thất thì người mua hàng sẽ cùng Door to Door Việt giải quyết với bên bảo hiểm.
DAT “ Delivered at terminal” = CIP + rủi ro khi hàng đến được điểm chỉ định: Nghĩa là ở CIP thì người bán chỉ mua bảo hiểm nhưng không chịu rủi ro còn ở DAT thì người bán chịu luôn cả rủi ro. Termial có nghĩa là địa điểm đích có thể là cảng, cầu tàu, nhà ga, chành xe. Việc dỡ hàng xuống khỏi phương tiện là thuộc về người mua điều này có nghĩa là rủi ro được chuyển giao trên phương tiện vận tải ngay khi phương tiện vận tải đến địa điểm chỉ định. Và việc dỡ hàng xuống terminal (cầu tàu, cảng, bãi container, nhà ga, chành xe) thuộc về người mua, rủi ro được chuyển giao trên phương tiện vận tải.
DAP “Delivered at place” = DAT + cước vận chuyển đế địa điểm chỉ định: Nghĩa là giao hàng tại một địa điểm thường là trong đất liền và phải dỡ hàng xuống khỏi phương tiện. Rủi ro được chuyển giao ngay khi hàng được đặt xuống mặt đất an toàn.
DDP “Delivered duty paid” = DAT + thủ tục hải quan nhập: nghĩa là người bán phải làm luôn cả thủ tục thông quan hàng nhập đồng nghĩa với việc phải đóng luôn thuế nhập khẩu (thuế nhập khẩu và thuế GTGT) nếu có.
7 điều kiện trên là dùng cho tất cả mọi hình thức vận chuyển (vận chuyển đa phương thức), còn 4 điều chúng tôi sẽ làm rõ sau đây là chỉ dành riêng cho vận chuyển đa phương thức mà có phương thức vận chuyển đường biển nắm vai trò chủ đạo (nghĩa là tổng chi phí vận chuyển cho đường biển là lớn nhất, thời gian vận chuyển lâu nhất, dễ gặp rủi ro nhất).
FAS “Free alongside ship” = FCA + chi phí đưa hàng ra đến cầu tàu: Nghĩa là điểm giao hàng sẽ là ngay tại cầu tàu (cầu cảng), dọc mạn tàu. Người bán phải làm thủ tục thông quan hàng xuất (đồng nghĩa việc chịu thuế hàng xuất nếu có). Cầu cảng là kết cấu cố định hoặc kết cấu nổi thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
FOB “Free on board” = FAS + xếp hàng lên tàu: Nghĩa là người bán phải chịu phí xếp hàng lên tàu, rủi ro được chuyển giao ngay khi hàng được đặt an toàn trên board tàu. Đây là điểm khác chết người mà chúng ta cần lưu ý. Nếu trong hợp đồng mua bán (sale contract) chỉ ghi là FOB nhưng không ghi là FOB theo bản incoterms nào. Ở các bản cũ incoterms 2000, incoterms 1990 và các bản trước đó thì rủ ro được chuyển giao ngay thi cẩu vượt qua ranh dưới theo chiều dọc của cầu tàu (có một điểm tếu mà rất là nguy hiểm đó là nếu việc cẩu hàng lên đang ở lưng chừng trời, cẩu bị đỗ nếu đổ về phía đối diện con tàu thì người bán chịu nếu đổ về phía bên ngược lại thì người mua chịu). Door to Door Việt khuyến cao khi làm ở đồng thì phải ghi rõ điều khoản nào thuộc năm nào, hoặc có những ghi chú cụ thể khác để tránh những điều không mong muốn.
C&F (CFR) “Cost and frieght” = FOB + cước tàu: Nghĩa là người bán phải chịu cước tàu vận chuyển từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng. Nó giống như điều khoản CPT mà chúng tôi đã nói ở trên, rủi ro được chuyển giao ngay khi hàng được xếp lên tàu từ người bán sang người mua.
CIF “cost insuarance and frieght”: C&F + bảo hiểm hàng hóa: Nghĩa là người bán phải chịu thêm chi phí bảo hiểm và rủi ro sẽ chuyển giao trên tàu ngay tại cảng xếp sang cho người mua. Người bán hàng có nghĩa vụ ký hợp đồng vận tải, hợp đồng mua bảo hiểm. Nghĩa là trên hợp đồng bảo hiểm nếu xẩy ra bồi thường thì người thụ hưởng là người mua hàng. Nhưng mà để lấy được tiền bảo hiểm thì đó là một bài toán khó cho cả người mua và người bán. Vì thế, người mua hàng cần cân nhắc khi lưa chọn việc mua hàng theo điều kiện CIF.
Trên đây là toàn bộ 11 điều khoản của incoterms 2010, hiện tại thói quên nhập khẩu của người Việt là nhập CIF và bán FOB, cũng rất nhiều người đã nói lên mặt trái của truyền thống mua bán hàng này. Về phần Door to Door Việt thì không nói thêm các mặt trái đó chỉ nêu ra một số trường hợp để quý vị biết nỗi khổ của xuất nhập chỉ định ở một bài riêng quý vị tìm và đọc.
Xin mời quý vị xem hình mô tả và diễn giải bằng Video bên dưới.
Đăng ký email để cập nhập bản incoterms 2020