C/O form E có hóa đơn của bên thứ 3 là một trong những vấn đề mà gây tranh cãi nhiều nhất không những giữa hải quan và doanh nghiệp mà còn giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.

Door to Door Việt với kinh nghiệm làm hàng cho khách và dính rất nhiều vụ phải giải trình với chi cục Hải Quan, nên chúng tôi viết bài này để chia sẽ về loại c/o này đặt biệt là C/o mẫu E có hóa đơn bên thứ 3. Những cắn cứ luật về loại C/O này.

Trước tiên thế nào là C/O có hóa đơn bên thứ 3 ?

Về điểm này thì ta phải phân ra hai trường hợp mà hay bị hiểu nhầm.

TH 1: Bên phát hành hóa đơn là một quốc gia, lãnh thổ không thuộc bên thứ nhất và bên thứ 2.

Bên thứ nhất là bên được thể hiện trên “ô số 1” và bên thứ 2 đươc thể hiện trên “ô số 2” của C/O.

Ví dự: Người Hồng Kong mua hàng của Trung Quốc bán cho Việt Nam.

Để C/O được hợp lệ thì phải thể hiện chứng từ nhau sau:

+ Đối với các chứng từ khác (Hợp đồng, invoice, packing list …): Người bán hàng (seller, exporter, shipper) là người ở Hồng Kong. Và phát hành toàn bộ chứng từ này cho người nhập khẩu tại Việt Nam. Nghĩa là tất cả các chứng từ khác ngoài C/O người Hồng Kong sẽ phát hành cho người Việt Nam.

+ Đối với C/O mẫu E:

  • “Ô số 1” là một công ty có khả năng xin được C/O tại TQ (không kể nó là nhà máy bán hàng cho người Hồng Kong hoặc là một bên nào đó chấp nhận làm C/O cho bên Hong Kong).
  • “Ô số 2” là công ty tại Việt Nam
  • “ Ô số 7” ngoài việc ghi về mã HS, mô tả hàng hóa thì còn ghi thêm TÊN và ĐỊA CHỈ của người ở Hồng Kong.
  • “Ô số 10” thể hiện thông tin hóa đơn (phần chứng từ khác có nêu ở trên) mà do người Hồng Kong phát hành cho Việt Nam gồ: Ngày và số hóa đơn. Không những ở “ô số 10” mà tất cả các ô còn lại từ số 5 đến số 10 là thể hiện các thông tin như trên hóa đơn thương mại mà bên Hồng Kong phát hành cho Việt Nam.
  • “Ô số 13”: lick vào (có thể là chữ V hoặc X) vào ô “ Third party invoicing”.

Vậy là xong TH 1, đây là trường hợp dễ và ít tranh cãi nhất của C/O có hóa đơn bên thứ 3.

Căn cứ luật cho trường hợp này là:

  • Công văn Số: 12149/BCT-XNK ngày 14/12/2012 và điều 23 phụ lục 2 thông tư 36/2010/TT- BTC ngày 15/11/2010

TH 2: Bên phát hành hóa đơn là một đơn vị tại TQ tại “ô số 7”, và bên phát hành C/O tại “ô số 1” là TQ và bên mua tại Việt Nam “ô số 2”.

Để dễ hình dung chúng tôi tạm đặt các bên như sau: Công ty “ô số 1” A, công ty “ô số 2” là “B và công ty “ô số 7” là C.

Đối với trường hợp này gây tranh cãi rất nhiều và xẩy ra rất nhiều hiểu lầm, không những giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp và còn giữa cơ Quan hải quan và Doanh nghiệp.

Đối với trường hợp này, chia ra 3 trường hợp nhỏ, cần phải phân biệt rõ ràng tránh bị nhầm lẫn giữa các trường hợp.

TH2.1. Mua bán qua 3 bên (không cần biết về danh nghĩa hay thực tế, nhưng phải chưng minh được mua bán 3 bên).

Mua bán 3 bên có nghĩa là công ty A bán hàng cho côn ty C, công ty C thương mại bán lại cho công ty B (tại Việt Nam.)

Vậy chúng là hiểu rằng công ty A là nhà máy sản xuất và công ty C là công ty thương mại.

Vậy thể hiện chứng từ như sau:

  • “ô sô 1”: Công ty A (tên và địa chỉ), đây là nhà máy sản xuất ra hàng và bán nội địa cho C
  • “ô số 2” là công ty B (tên và địa chỉ) – Việt Nam
  • “ô sô 7”: ngoài mô tả hàng hóa và HS code thì phải thể hiện TÊN và ĐỊA CHỈ của công ty C tại đây.
  • “ô số 10” là thông tin về ngày và số hóa đơn mà bên C cấp cho bên B
  • “ô số 13” click vào “Third party invoicing”.

Về viêc thể hiện ở “ ô số 7” thì cần lưu ý như sau: Rất nhiều người sẽ bị nhầm lẫn với trường hợp bên dưới, nên sẽ thể hiện vào ô này chữ “manufacture” – nhà sản xuất. Thì chắc chắn C/O sẽ không được chấp nhận, vì bản thân công ty C không phải là nhà sản xuất mà chỉ là một bên mua lại hàng của công ty A mà bán cho công ty B.

Để C/O này được chấp nhận thì ngoài việc thể hiện đúng như trên thì cần phải cung cấp cho cơ quan Hải Quan hợp đồng mua ban giữa công ty A và công ty C hoặc bất kỳ chứng từ nào theo yêu cầu của cơ quan Hải Quan.

Thông thường nhờ Đại sứ quán của Việt Nam tại TQ để xác minh về việc mua bán hàng hóa của công ty A và C, và xác nhận C/O này là hợp lệ.

TH2.2: Ủy quyền làm C/O, rất nhiều người rơi vào trường hợp này mà C/O bị bác mà không hiểu lý do vì sao. (Theo công văn số Số: 5467/TCHQ-GSQL ngày 16/09/2013)

Đặt lại trường hợp để dễ hình dung: “ô số 1” công ty X và Z, “ ô số 2” công ty Y (Việt Nam), “ ô số 3” công ty Z (nhà máy sản xuất).

Trường hợp ủy quyền làm C/O này là như sau: Công ty Z là nhà sản xuất cũng là nhà bán hàng nhưng vì một lý do nào đó (chưa đủ hồ sơ để xin C/O, …) mà dẫn đến việc công ty Z không thể xin được C/O để giao cho công ty Y, vì thế Z làm ủy quyền cho công ty X là C/O và trường hợp này thường có thể hiện luôn cả tên công ty Z tại “ô số 1”.

Như vậy, để tránh không bị bác C/O khi rơi vào trường hợp này cần lái nó về trường hợp TH2.1 để C/O hợp lệ.  Thì chỉ cần “ô số 1” không thể hiện tên của Z và không có chữ “ủy quyền” lên đây, hai là “ô số 7” không thể hiện chữ “manufacture”.

TH2.3: C/O được phát hành bởi nhà xuất khẩu nhưng hóa đơn lại là của nhà sản xuất

Trường hợp này rất ít khi gặp, vì thông thường nếu nhà xuất khẩu đã làm được C/O thì hóa đơn do nhà xuất khẩu đứng luôn. Nhưng trên thực tế thì vẫn có một số trường hợp là hóa đơn là do nhà máy phát hành.

Đối với trường hợp này thì để hợp lệ được bộ chứng từ thì tốt nhất nên để cho nhà xuất khẩu cấp invoice luôn và đẩy nhà sản xuất ra một bên, xem như không có bên này. Nếu trong trường hợp (thường là mua CIF mới dính), thể hiện các thông tin như sau:

  • “ố số 1” nhà xuất khẩu (đúng trên bill of lading, hợp đồng và đứng trên tờ khai)
  • “ô số 2” nhà nhập khẩu (tại Việt Nam)
  • “ô số 7” nhà sản xuất (bên thứ 3), và địa chỉ nhà sản xuất

Chú ý: phải thể hiện chữ “manufacture”

  • “ố số 10” số hóa đơn và ngày tháng phát hành hóa đơn
  • “ô số 13” click vào “Third party invoicing”

Đối với trường hợp này thì trong Công văn Số: 8382/TCHQ-GSQL ngày 25/12/2017  có lưu ý, để C/O được chấp nhận thì cần giải thích rõ mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà xuất khẩu.

Trường hợp này thường vướng phải là do nhà xuất khẩu là văn phòng đại diện của nhà máy.

Vậy là xong TH2, có rất nhiều sự nhầm lẫn thường xẩy ra đối với trường hợp này, nên quý vị cần phải đặc biệt chú ý và phải cần thận khi làm C/O loại này.

Căn cứ luật cho trường hợp này: Công văn Số: 8382/TCHQ-GSQL ngày 25/12/2017, trong công văn này có rất nhiều lưu ý để bác C/O quý vị có thể tham khảo thêm để biết được những điểm lưu ý đó, để tránh bị bác C/O.

Bài viết dựa trên kinh nghiệm làm thực tế, chúng tôi rất mong được sự phản hồi tích cực từ quý vị, mọi đóng góp và tư vấn dịch vụ , vui lòng liên hệ về hotline hoặc hotmail của công ty. Quí vị có thể theo dõi các bài đăng mới nhất về ngành XNK, logistics tại Fanpage Door to Door Viêt.

Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !

[sgmb id=2]

5/5 (108 Reviews)