Thủ tục nhập khẩu tôm, kiểm dịch động vật tôm đông lạnh, mã hs tôm, thuế nhập khẩu tôm, chính sách nhập khẩu tôm, lưu ý khi vận chuyển tôm nhiệt độ bảo quản tôm, tôm thẻ, tôm Alaska, tôm he, tôm đất, tôm sắt, tôm càng xanh, tôm tích.

Tôm được xếp vào thủy sản trong thủ tục xuất nhập khẩu. Tôm được nhập khẩu từ rất nhiều nước trên thế giới khác nhau nhưng được nhập nhiều nhất là từ Đài Loan.

Tôm là động vật quá quen thuộc với người Việt Nam. Tuy nhiên, khi nói về thủ tục nhập khẩu tôm thì không phải ai cũng biết. Thủ tục nhập khẩu cho loài này được chia ra làm hai loại:

  • Thủ tục nhập khẩu tôm sống để nuôi hoặc làm giống
  • Thủ tục nhập khẩu tôm đã qua sơ chế tươi hoặc đông lạnh

Door to Door Việt sẽ làm rõ chi tiết về chính sách nhập khẩu, tra mã hs tôm, thuế nhập khẩu, Bộ hồ sơ nhập khẩu và các bước thông quan nhập khẩu tôm.

Tra mã hs tôm

Để xác định được chính sách cho thủ tục nhập khẩu tôm. Thì quý vị phải xác định được đúng mã hs tôm. Mã hs tôm và các sản phẩm từ tôm tươi hoặc đông lạnh được quy áp vào chương 3 trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Mã hs tôm và các sản phẩm từ như sau:

Mô tả

Mã hs Thuế NK ưu đãi

(%)

Mã hs tôm hùm đá và các loại tôm biển khác, hun khói, đông lạnh. 03061110 27
Mã hs tôm hùm đá và các loại tôm biển khác, loại khác, đông lạnh. 03061190 15
Mã hs tôm hùm, hun khói, đông lạnh. 03061210 27
Mã hs tôm hùm, loại khác, đông lạnh. 03061290 10
Mã hs tôm hùm Na Uy, đông lạnh. 03061500 10
Mã hs tôm shrimps và tôm prawn nước lạnh, đã đông lạnh. 03061600 3
Mã hs tôm sú đã bỏ đầu, đã đông lạnh. 03061711 12
Mã hs tôm sú loại khác, đã đông lạnh. 03061719 12
Mã hs tôm thẻ chân trắng đã bỏ đầu, còn đuôi, đã đông lạnh. 03061721 12
Mã hs tôm thẻ chân trắng đã bỏ đầu, bỏ đuôi, đã đông lạnh. 03061722 12
Mã hs tôm thẻ chân trắng đã loại khác, đã đông lạnh. 03061729 12
Mã hs tôm càng xanh, đã đông lạnh. 03061730 12

Trên đây là toàn bộ mã hs tôm, tôm thẻ, tôm Alaska, tôm he, tôm đất, tôm sắt, tôm càng xanh, tôm tích. Còn rất nhiều loại tôm khác mà chúng tôi không đề cập dến ở đây, quý vị nếu không tìm thấy mã hs cho loại tôm mình nhập khẩu. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

Chính sách nhập khẩu tôm

Thủ tục nhập khẩu tôm đông lạnh, tôm sống nói riêng, thủy sản nói chung được quy định bởi những văn bản sau đây:

Từ những văn bản quy phạm pháp luật ở trên chúng ta có thể thấy mặt hàng tôm và phụ phẩm của tôm ăn được là những mặt hàng bình thường, không thuộc vào danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, khi nhập khẩu tôm hay bất kỳ một loại thủy sản nào. Thì trước hết quý vị phải tìm hiểu xem người bán hàng có thuộc trong danh mục các công ty được phép xuất khẩu thủy sản vào Việt Nam hay không.

Đối với thủ tục nhập khẩu tôm sống nguyên con thì có hai dạng nhập về để nuôi hoặc nhập về để làm giống. Chúng tôi đã có bài đăng khác về trường hợp này, quý vị tìm đọc trên web chúng tôi.

Thuế nhập khẩu tôm

Khi làm thủ tục nhập khẩu tôm, để xác định được thuế nhập khẩu tôm thì phải xác định được mã hs cho loại tôm mình nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu tôm có hai loại đó là: Thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu tôm phụ thuộc vào mã hs được chọn ở trên. Tùy vào đặc điểm của hàng hóa để chọn mã hs phù hợp.

Thuế GTGT nhập khẩu của mặt hàng tôm và sản phẩm ăn được từ tôm là 0%. Theo quy định tại luật thuế VAT số 01/VBHN-VPQH ngày 28/04/2016.

Để xác định được số thuế nhập khẩu quý vị tham khảo cách tính thuế nhập tôm và thuế GTGT nhập khẩu như sau:

  • Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức: 

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

  • Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức :

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x 10%.

Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.

Để xác định được chính xác thuế nhập khẩu tôm. Quý vị có thể liên hệ trực tiếp đến chúng tôi để được tư vấn.

Xem thêm chứng nhận xuất xứ form E là gì

Bộ hồ sơ nhập khẩu tôm

Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu tôm gồm những chứng từ sau đây:

  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
  • Vận đơn (Bill of lading)
  • Danh sách đóng gói (Packing list)
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract)
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có
  • Health certificate
  • Đăng ký kiểm dịch động vật tôm và kết quả kiểm dịch sau khi có kết quả.

Những chứng trên thì quan trọng nhất khi làm thủ tục nhập khẩu tôm là: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn và đăng ký kiểm dịch. Sau khi có kết quả kiểm dịch thì bổ sung kết quả để thông quan hàng hóa.

Health certificate không phải là chứng từ bắt buộc trong hồ sơ nhập khẩu. Nhưng sẽ bắt buộc khi đăng ký kiểm dịch động vật tôm. Chứng từ này rất quan trọng trong khi làm đăng ký kiểm dịch nên phải lưu ý.

Đối với chứng từ làm thủ tục nhập khẩu, nếu có yêu cầu từ phía hải quan. Thì quý vị phải bổ sung thêm chứng từ, không chỉ những chứng từ trên mà còn những chứng từ khác theo yêu cầu riêng của hải quan.

Xem thêm hóa đơn thương mai là gì, vận đơn là gì, packing list là gì, hợp đồng thương mại là gì

Quy trình nhập khẩu tôm

Đối với thủ tục nhập khẩu tôm và các sản phẩm ăn được từ tôm thì phải làm kiểm dịch động vật. Trước khi muốn làm thủ tục nhập khẩu thì phải xin giấy phép nhập khẩu của cục thú y và đăng ký kiểm dịch trên trang một của quốc gia. Quy trình nhập khẩu tôm đông lạnh gồm các bước sau đây:

Bước 1: Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Bước 2: Đăng ký kiểm dịch và mở tờ khai hải quan

Sau khi có tờ khai hải quan thì có thể đăng ký kiểm dịch trên hệ thống một cửa quốc gia. Trong trường hợp đăng ký bổ hồ sơ giấy thì sẽ đăng ký trực tiếp tại cục thú y.

Cả hai trường hợp đăng ký kiểm dịch ở trên hải quan đều chấp nhận hồ sơ đăng ký kiểm dịch.

Sau khi có Đơn khai báo kiểm dịch có xác nhận của cơ quan kiểm dịch thì có thể mở tờ khai nhập khẩu.

Tùy thuộc vào luồng tờ khai xanh, vàng, đỏ sẽ tiến hành các bước thông quan theo quy định. Lấy mẫu kiểm dịch sẽ tiến hành song song khi làm thủ tục nhập khẩu tôm.

Đối với quy trình kiểm dịch tôm nó rất nhiều bước và nhiều chứng từ. Quý vị vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

B3. Thông quan tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa. 

B4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho.

Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu tôm

Khi tiến hành thủ tục nhập khẩu tôm quý vị cần phải lưu ý những điểm sau đây:

  • Nhập khẩu tôm phải làm kiểm dịch, yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp Health certificate.
  • Đối với động vật sống (tôm sống) thì phải có giấy phép nhập khẩu của bộ nông nghiệp.
  • Thuế giá trị gia tăng nhập khẩu tôm là 0%
  • Tờ khai chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước.
  • Là mặt hàng đông lạnh, phí lưu cont và phí cắm điện sẽ rất cao, nên làm đăng ký kiểm dịch trước khi nhập khẩu.
Lưu ý khi bảo quản vận chuyển tôm đông lạnh

Tôm cũng giống như các loại thủy sản khác. Việc bảo quản tôm đúng nhiệt độ cho từng mốc thời gian. Thì sẽ giúp giữ được chất lượng thịt tươi ngon nhất, hàng lượng các chất sẽ ít biến đổi nhất. Khi vận chuyển tôm đông lạnh quý vị nên lưu ý những điều sau đây:

  • Thể trạng của tôm khá yếu, khi vận chuyển cần có lồng riêng, phân tần. Có khay để thức ăn.
  • Nhiệt độ bảo quản tôm đông lạnh như sau:
Hàng hóa Nhiệt độ Thời gian bảo quản
Tôm đã sơ chế và bảo quản. 5 °F (-15 °C) 4-20 tháng
-4 °F (-20 °C) 8-33 tháng
-22 °F (-30 °C) 20-33 tháng
  • Thời gian bảo quản tôm phụ thuộc vào nhiệt độ và chất lượng mà quý vị yêu cầu. Nếu đóng gói càng tốt thì bảo quản càng lâu thời gian.
  • Nên cấp đông hàng trước khi cho vào container. Vì container chỉ mang tính chất duy trì nhiệt độ. Khả năng cấp đông của container rất yếu.

Bài viết trên là tổng hợp toàn bộ thủ tục nhập khẩu tôm, đăng ký kiểm dịch động vật tôm, tra mã hs tôm, thuế nhập khẩu tôm đông lạnh, những lưu ý khi vận chuyển tôm và nhiệt độ bảo quản tôm tối ưu nhất. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin mà quý vị đang tìm kiếm.

Mọi thắc mắc, yêu cầu tư vấn dịch vụ quý vị vui lòng liên hệ về hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

Thông tin liên hệ

Kenny (Mr.)  – Overseas Business Development Manager

Cell Phone: (+84) 886 28 8889 or (+84) 91253 29 39

Email: kenny@doortodoorviet.com

Ngoài thủ tục nhập khẩu tôm thì để cập nhật những bài viết hay về xuất nhập khẩu hoặc giá cước tàu; lịch tàu quý vị có thể theo dõi trên fanpage Door to Door Việt để được cập nhật những bài viết mới nhất.

Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !

 

Đánh giá bài viết

5/5 (102 Reviews)