Máy nén khí là một trong những thiết bị quan trọng và phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh, nhiều doanh nghiệp quyết định nhập khẩu máy nén khí từ các nhà sản xuất nước ngoài. Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu máy nén khí không phải là điều dễ dàng, và nó đòi hỏi sự chuẩn bị và hiểu biết về quy định hải quan và luật pháp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu máy nén khí, mã hs compressors, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, kiểm tra chất lượng và chính sách nhập khẩu. Mời Quý vị theo dõi nội dung chính ở bên dưới.

1. Chính sách nhập khẩu máy nén khí

Khi làm thủ tục nhập khẩu bất kỳ loại mặt hàng nào thì, đầu tiên Quý vị phải hiểu được về chính sách nhập khẩu của mặt hàng đó. Chính sách nhập khẩu máy nén khí các loại được quy định trong các văn bản pháp luật sau:

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  • Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018;
  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013;
  • Công văn số 1534/GSQL-GQ1 ngày 26/07/2017;
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020;
  • Công văn 322/ATLĐ-QCKĐ ngày 09/06/2023.

Theo những văn bản trên thì mặt hàng máy nén khí không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí cần phải lưu ý những điểm sau:

  • Máy nén khí đã qua sử dụng được phép nhập khẩu nếu tuổi thiết bị không quá 10 năm;
  • Máy nén khí khi nhập khẩu không cần phải làm kiểm tra chất lượng;
  • Bình nén khí nếu nhập riêng thì phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi đưa ra sử dụng. Không có văn bản áp dụng trong khâu nhập khẩu;
  • Khi nhập khẩu máy nén khí thì phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP;
  • Xác định đúng mã hs để xác định đúng thuế và tránh bị phạt.

Trên đây là những quy định khi làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí. Nếu Quý vị chưa hiểu hết về những văn bản pháp luật nêu trên. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

2. Dán nhãn hàng nhập khẩu

Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí.

2.1. Nội dung nhãn mác

Ngoài việc phải dán nhãn thì nội dung nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng máy nén khí, thì nội dung của một nhãn mác đầy đủ gồm những thông tin sau:

  • Thông tin của người nhà xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  • Thông tin của người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  • Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa;
  • Công suất, năm sản xuất;
  • Xuất xứ hàng hóa.

Đó là những nội dung nhãn cơ bản cần phải được dán lên hàng hóa. Những thông tin được thể hiện phải sử dụng tiếng anh hoặc các thứ tiếng khác phải có dịch thuật. Khi làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí nếu gặp phải luồng đỏ, thì hải quan kiểm hóa sẽ rất chú trọng đến nội dung nhãn ở bên trên.

2.2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa

Dán nhãn lên hàng hóa là cần thiết, tuy nhiên dán đúng vị trí mới quan trọng hơn. Khi nhập khẩu thì nhãn hàng hóa cần được dán lên các bề mặt của kiện hàng như: Trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm. Hoặc bất kỳ chỗ nào miễn sao tiện kiểm tra và dễ nhìn thấy. Việc dán nhãn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm được thời gian kiểm hóa khi làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí các loại.

Đối với hàng hóa bán lẻ trên thị trường thì cần phải thể hiện thêm nhiều thông tin khác nữa. Như nhà sản xuất, định lượng của hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất, cảnh báo an toàn.

2.3. Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn

Dán nhãn lên hàng hóa là bắt được theo quy định của pháp luật. Nếu trên hàng hóa không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn hàng hóa bị sai. Thì nhà nhập khẩu phải đối mặt với những rủi ro sau:

  • Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  • Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ sẽ bị bác bỏ;
  • Hàng hóa dễ bị thất lạc, bị hư hỏng do không có nhãn cảnh báo cho xếp dỡ, vận chuyển.

Với những rủi ro trên thì chúng tôi khuyến nghị Quý vị nên dán nhãn lên hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí. Nếu Quý vị chưa hiểu được hết về những quy định về nhãn hàng hóa. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

3. Xác định mã hs máy nén khí

Xác định mã hs là bước quan trọng nhất khi làm thủ tục nhập khẩu bất kỳ một loại hàng nào. Xác định được mã hs sẽ xác định thuế nhập khẩu, thuế GTGT và chính sách nhập khẩu. Để xác định được đúng mã hs máy nén khí Quý vị cần phải hiểu được đặc điểm hàng hóa: Chất liệu, thành phần và đặc tính của sản phẩm.

3.1. Mã hs máy nén khí

Mã hs (Harmonized System) là dãy mã số dùng chung cho toàn bộ hàng hóa trên toàn thế giới. Giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới thì chỉ khác nhau số đuôi. Vì thế 6 số đầu của mã hs trên toàn thế giới cho một mặt hàng là giống nhau. Sau đây, Door to Door Việt xin chia sẻ đến Quý vị bảng mã hs két sắt.

Mã hs Mô tả

Mã hs Máy nén khí trong thiết bị làm lạnh

84143040 Có công suất làm lạnh trên 21,10 kW, hoặc có dung tích làm việc trên một chu kỳ từ 220 cc trở lên.
84143090 Loại khác

Máy khí nén di chuyển trên bánh

84144000 Máy nén không khí lắp trên khung có bánh xe di chuyển

Theo biểu thuế XNK thì mã hs của máy nén khí được chia ra làm hai loại: Một là, loại máy khí nén dùng trong thiết bị làm lạnh; Hai là, loại máy nén khí lắp trên khung có bánh xe di chuyển. Thuế GTGT của máy nén khí là 8%, thuế nhập khẩu tùy thuộc vào loại mã hs.

3.2. Những rủi ro khi áp sai mã hs

Xác định đúng mã hs rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí các loại. Việc xác định sai mã hs sẽ mang lại những rủi ro nhất định cho Quý vị như:

  • Trì hoãn thủ tục hải quan: Khai sai Mã HS có thể dẫn đến việc trì hoãn trong thủ tục hải quan, do cần thời gian để kiểm tra và xác minh thông tin chính xác về loại hàng hóa.
  • Chậm giao hàng: Nếu hàng hóa bị phát hiện có khai sai Mã HS, cơ quan hải quan có thể yêu cầu chỉnh sửa hoặc làm rõ thông tin. Điều này có thể dẫn đến chậm trễ trong quá trình giao hàng và ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chịu phạt do khai sai mã hs theo nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  • Trong trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu thì sẽ đối mặt với mức phát ít nhất là 2,000,000 VND và cao nhất là mức phạt gấp 3 lần số thuế.

Để xác định chính xác mã hs cho từng loại máy nén khí cụ thể. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

4. Thuế nhập khẩu máy nén khí

Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành khi làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí. Nghĩa vụ thuế là khoản bắt buộc và hàng hóa chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. Thuế nhập khẩu có hai loại đó là thuế GTGT và thuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu phụ thuộc vào mã hs của hàng hóa được chọn. Cách tính thuế nhập khẩu của máy nén khí như sau:

Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức: 

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất GTGT.

Theo công thức trên có thể thấy thuế nhập khẩu của máy nén khí thuộc vào mức thuế suất được áp. Mức thuế suất phụ thuộc vào đơn hàng đó có chứng nhận xuất xứ hay không có chứng nhận xuất xứ. Nếu có chứng nhận xuất xứ (℅) thì có thể áp mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Xem thêm chứng nhận xuất xứ form E là gì

5. Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí nói riêng, làm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng khác nói chung. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

Trên đây là toàn bộ chứng từ dùng để làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí. Quan trọng nhất là tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn. Những chứng từ khác sẽ được bổ sung nếu cơ quan Hải quan có yêu cầu.

Chuẩn bị hồ sơ trước khi nhập khẩu máy nén khí cực kỳ quan trọng. Đối với các chứng từ gốc như: Vận đơn, chứng nhận xuất xứ thì nhà nhập khẩu phải yêu cầu người bán chuyển phát nhanh về trước. Tránh tình trạng chờ đợi chứng từ, có thể dẫn tới lưu container và lưu bãi hàng hóa.

Nếu Quý vị chưa hiểu hết về các chứng từ được liệt kê ở trên, thì có thể liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

Xem thêm bộ hồ sơ xuất nhập khẩu

6. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí cũng như bao mặt hàng khác. Được quy định rất cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Chúng tôi tóm tắt những bước mô tả ngắn để Quý vị có thể hình dung được tổng thể.

Bước 1. Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, kết quả phân loại thiết bị y tế, thông báo hàng đến và xác định được mã hs máy nén khí. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Việc khai báo tờ khai hải quan trên phần mềm hải quan. Đòi hỏi người nhập khẩu phải có hiểu biết về việc nhập liệu lên phần mềm. Không nên tự ý khai tờ khai hải quan khi Quý vị chưa hiểu rõ về công việc này. Việc tự ý khai có thể dễ bị dính những điểm không thể sửa trên tờ khai hải quan. Lúc đó sẽ mất rất nhiều chi phí và thời gian để khắc phục.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa cập cảng thì người khai hải quan phải thực hiện khai báo tờ khai hải quan. Nếu để quá thời hạn này thì người nhập khẩu phải đối mặt với phí phạt từ phía hải quan.

Bước 2. Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.

Việc mở tờ khai phải tiến hành sớm nhất có thể, chậm nhất trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai tờ khai. Người khai báo phải mang hồ sơ đến Chi cục hải quan để thực hiện mở tờ khai hải quan. Trong thời hạn quá 15 ngày tờ khai sẽ bị hủy và Quý vị phải đối mặt với phí phạt từ phía hải quan.

Bước 3. thông quan hàng hóa

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.

Trong một số trường hợp tờ khai sẽ được giải phóng để mang hàng về kho bảo quản trước. Sau khi bổ sung đầy đủ hồ sơ thì hải quan sẽ tiến thành thông quan tờ khai hải quan. Khi tờ khai chưa thông quan thì cần phải tiến hành các thủ tục để cho tờ khai thông quan. Nếu quá hạn thì Quý vị sẽ phải đối mặt với phí phạt và sẽ mất rất nhiều thời gian.

Bước 4. Mang hàng về bảo quản và sử dụng

Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho.

Trên đây là quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí. Nếu Quý vị chưa hiểu được các bước quy trình vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

Xem thêm bảng giá dịch vụ hải quan

7. Những lưu ý khi nhập khẩu máy nén khí

Trong quá trình nhập khẩu máy nén khí cho khách hàng. Door to Door Việt đã rút ra được những kinh nghiệm sau, xin được chia sẻ đến Quý vị cùng tham khảo. Khi làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí cần lưu ý những điều sau:

  • Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ phải hoàn thành với nhà nước;
  • Thuế GTGT của máy nén khí là 8%;
  • Khi nhập khẩu máy nén khí thì phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP;
  • Xác định đúng mã hs để xác định đúng thuế và tránh bị phạt;
  • Máy nén khí đã qua sử dụng thì tuổi máy không được quá 10 năm mới được phép nhập khẩu.

Đó là những lưu ý mà chúng tôi muốn gửi tới Quý vị cùng tham khảo. Nếu Quý vị thấy bổ ích thì có thể chia sẻ đến bạn bè cùng tham khảo. Có điểm nào chưa phù hợp mong Quý vị phản hồi tới chúng tôi để chúng tôi hoàn thiện bài viết hơn.

Xem thêm thủ tục nhập khẩu bình khí nén

8. Kết luận

Trên đây là toàn bộ quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy nén khí, mã hs, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, chính sách nhập khẩu. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin mà Quý vị đang tìm kiếm. Ngoài thủ tục nhập khẩu máy nén khí, thì để cập nhật những bài viết mới nhất về lịch tàu từ Việt Nam đi các nước trên thế giới, hoặc những kiến thức về XNK, quý vị có thể theo dõi trên fanpage Door to Door Việt của chúng tôi.

Mọi thắc mắc, yêu cầu báo giá dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu. Quý vị vui lòng liên hệ về hotline hoặc hotline của chúng tôi để được tư vấn.

Kenny (Mr.): Business Development Manager

Cell Phone: (+84) 97380 29 39 or (+84) 886 28 8889

Email: kenny@doortodoorviet.com

Trân trọng cảm ơn quý vị đã theo dõi !

 

Đánh giá bài viết

5/5 (4 Reviews)