Chúng tôi luôn sẵn lòng đáp ứng mọi của Quý vị.

Yêu cầu báo giá của Quý vị sẽ được gửi đến bộ phần phụ trách 24/7.

Vui lòng chọn và điền thông tin theo mẫu dưới đâu:

    Close

    Skip to Content

    Category Archives: Vận chuyển đa phương thức

    Thủ tục nhập khẩu hộp đựng làm từ bã mía

    Thủ tục nhập khẩu hộp đựng làm từ bã mía, mã hs bagasse box thuế nhập khẩu, thuế GTGT hộp, khay đựng từ bã mía và chính sách nhập khẩu. Là nội dung chính mà Door to Door Việt muốn được chia sẻ đến Quý vị trong bài viết này.

    0 Continue Reading →

    Kĩ thuật vận chuyển gỗ và làm thủ tục xuất khẩu gỗ

    Gỗ mà một trong những mặt hàng thường được vận chuyển dưới dạng sơ chế (limber) như gỗ ván, các lóng gỗ vương hay dưới dạng tròn (log). Chúng có thể được chở trên tù thông thường, tàu chuyên dụng hoặc vận chuyễn gỗ bằng container cũng rất phổ biến.

    0 Continue Reading →

    Hư hỏng hàng hóa trong vận tải, nguyên nhân và cách phòng ngừa

    Hư hỏng hàng hóa là tính trạng hàng hóa giao cho người nhận tại điểm dích không còn nguyên vẹn như khi nhận ban đầu hoặc không giống như trên các chứng từ vận tải (vận đơn, packing list,biên bản giao nhận …).

    0 Continue Reading →

    Cước vận chuyển từ Hồ Chí Minh đi Chennai

    Cước vận chuyển từ Cát Lái, HCM đi Chennai đường biển, lịch tàu container và giá cước vận chuyển đường không từ Hồ Chí Minh đi Chennai, Ấn Độ. Là nội dung chính mà Door to Door Việt

    0 Continue Reading →

    Các bước thông quan, đăng kiểm xe cơ giới, xe chuyên dụng trên hệ thống thông tin một cửa quốc gia (VNSW)

    Hiện nay việc kiểm tra chất lượng xe nhập khẩu đã khác xưa rất nhiều, nhanh hơn và có phần gọn nhẹ hơn. Hồ sơ chứng từ sẽ được đăng ký thông qua mạng trên cổng thông tin một cửa quốc gia VNSW (Vietnam National Single Window)

    0 Continue Reading →

    Mẫu hợp đồng thương mại (sale contact) và những điều cần biết khi soạn hợp đồng.

    Hợp đồng thương mại (sale contract) là một trong những chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Đó là những rằng buộc giữa bên cung cấp dịch vụ, sản phẩm và bên mua dịch vụ, sản phẩm.

    0 Continue Reading →

    Incoterms 2020 những điểm mới và khác biệt

    Những điểm khác biệt giữa incoterms 2020 và các phiên bản incoterms trước đó, những lưu ý khi sử dụng incoterms 2020 giảm thiểu rủi ro trong thương mại …

    0 Continue Reading →

    Những lưu ý khi đóng hàng vào container, giảm thiểu mọi tổn thất cho hàng hóa

    Những cách đóng hàng vào container đúng kỹ thuât, an toàn và nhanh chóng cho một số mặt hàng điển hình và những lưu ý cần biết khi đóng hàng vào container mà chúng tôi tổng hợp lại trong quá trình làm hàng cho khách hàng chúng tôi.

    0 Continue Reading →

    Thủ tục xuất nhập khẩu chanh dây, vận chuyển container lạnh

    Thủ tục xuất khẩu chanh dây, thủ tục nhập khẩu chanh dây, vận chuyển chanh dây bằng container lạnh, đăng ký kiểm dịch thực vật chanh dây…

    0 Continue Reading →

    Những thuật ngữ trên vận đơn (Bill of lading) cần biết

    Bill of lading là vận đơn vận chuyển hàng hóa, được xem như một hợp đồng chứng nhận cho việc nhận hàng hóa vận chuyển

    0 Continue Reading →

    Thủ tục xuất nhập khẩu tôn cuộn cán nóng và cách đóng tôn cuộn vào container

    thép nhập về khác nhau trong đó tôn cuộn chiếm tỷ trọng không hề nhỏ, về thép các loại khác chúng tôi đã có bài viết riêng (xem thêm chi tiết). Trong bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ hai vấn đề một là thủ tục nhập khẩu hàng tôn cán nóng, hai là những lưu ý khi vận chuyển mặt hằng tôn cuộn.

    0 Continue Reading →

    8 nguyên tắc vàng khi xếp và vận chuyển hàng hóa bằng container

    8 nguyên tắc xếp hàng vào container, cần phải tuân thủ những nguyên tắc đóng hàng vào container để tránh tổn thất do đỗ vỡ, hư hỏng, mất mát

    0 Continue Reading →

    BO, SO, SI là gì ?

    Những thuật ngữ viết tắt trong nghiệp vụ vận chuyển container được sử dụng rất nhiều trong các email giữa shipper, consignee, forwarding, agent, liner … Trong đó có những từ như BO, SO, SI mà nhiều người chưa hiểu hết thường gây nhầm lẫn trong lúc trao đổi.

    Tuy có rất nhiều từ viết tắt nhưng trong bài viết này Door to Door Việt sẽ làm rõ cho quý vị hiểu rõ về BO, SO, SI.

    BO là gì ?

    BO là từ viết tắt của chữ Booking, Booking là chứng từ được người vận chuyển gửi cho shipper (người yêu cầu booking tới người vận chuyển – thông thường là liner hoặc master consol hoặc NVOCC).

    Cần lưu ý những điểm gì trên BO ?

    BO thể hiện các thông tin về cảng xếp – POL, cảng dỡ – POD, thời gian cắt máng – closing time, thời gian khởi hành – ETD, thời gian tàu chạy – transit time,  tên tàu, số chuyến, điểm lấy rỗng và hạ cont (nếu có)

    Đó là những thông tin mà bạn cần lưu ý khi kiểm tra một booking.

    SO là gì ?

    SO là viết tắt của chữ Shipping order, Shipping order là chứng từ xác nhận từ người vận chuyển gửi đến shipper, liên quan đến booking của shipper đã book từ người vận chuyển. Thường trên SO sẽ thể hiện cụ thể điểm lấy container rỗng, thông tin về điểm hạ container đầy, có thể thêm các thông tin về thời gian tàu chạy, cảng xếp, cảng dỡ, tên tàu, số chuyến….

    Những điểm cần lưu ý khi kiểm tra SO là gì ?

    Khi kiểm tra SO thì điểm cần lưu ý quan trọng nhất là điểm lấy rỗng và điểm hạ container, ngoài ra đôi khi sẽ có sự thay đổi về tên tàu, số chuyến và thời gian tàu chạy, cũng phải cần hết sức lưu tâm.

    Sự khác biệt giữa BO và SO là gì ?

    Từ hai khái niệm nêu trên chúng ta có thể thấy một điểm khác biệt rất rõ đó là SO là tiếp theo của BO, có BO mới có SO. Khi shipper đã lấy được booking thì phải làm động tác tiếp theo là duyệt lệnh để có được SO. 

    Một số hãng tàu hiện nay đã bỏ bước duyệt lệnh, thay vào đó khi họ cấp booking là họ kết hợp với bộ phân quản lý container rỗng để nêu rõ nơi cấp rỗng lên booking luôn. Vì thế booking lúc này cũng là shipping order. Việc bỏ bước duyệt lệnh tiết kiệm được thời gian và rút ngắn được quy trình làm hàng cho cả hãng tàu lẫn shipper.

    SI là gì ?

    SI là viết tắt của Shipping intruction, là một chứng từ thể hiện lên các thông tin cơ bản cần phải có để làm một vận đơn đường biển như: Shipper, consignee, số booking, số container, số seal, gross weight, measurement và những thông tin khác.

    Trong ba chứng từ trên chứng từ trên thì shipper cần để ý nhất là SI, vì đó là chứng từ sẽ làm nên vận đơn (bill of lading), thông tin trên đó nếu bị sai thì vận đơn sẽ bị sai và nguy cơ mất phí sửa bill và làm sai các chứng từ liên quan.

    Bài viết trên là tóm tắt những thông tin trên BO, SO, SI mà nhà xuất khẩu cần lưu tâm để khi thực hiện đóng hàng và xuất hàng đi để không bị phát sinh chi phí, tránh sai sót.

    Để cập nhật những bài viết mới về  XNK quý vị có thể theo dõi trên fanpage của Door to Door Việt hoặc có thể cập nhật trực tiếp trên website của chúng tôi.

    Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !

    0 Continue Reading →

    Cước vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam sáu tháng cuối

    Nếu bạn đang tìm một sản phẩm để kinh doanh hoặc tìm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, thì không nên bỏ qua thị trường này.
    Hiện tại trên thị trường vận chuyển người ta có hai hình thức vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam chính đó là đường biển và đường bộ.

    0 Continue Reading →

    Vận chuyển và làm thủ tục nhập khẩu máy móc cũ, mới

    Hầu hết các máy móc cơ khí được phân bó mã hs trong chương 84 và chương 85 trong biểu thuế nhập khẩu.
    Máy móc được nhập khẩu từ Trung Quốc được chia ra làm hai loại đó là: Máy móc đã qua sử dụng và máy móc mới 100%.

    0 Continue Reading →

    Quy trình rút ruột hàng container tại cảng Cát Lái

    Rút ruột hàng tại cảng là một trong nhưng phương án và được rất nhiều nhà nhập khẩu lựa chọn để lấy hàng về khi gặp một số vấn đề về việc dỡ hàng xuống tại kho như

    0 Continue Reading →

    Vận chuyển đường biển hàng lẻ – LCL

    Quy trình làm hàng nhập LCL theo Incoterms 2010 – EXW.

    B1. Lấy thông tin từ khách hàng.

    Sau khi có thông tin đóng hàng từ khách, công ty dịch vụ FWD sẽ liên hệ với đại lý(agent) cung cấp thông tin người liên hệ (shipper) cho đại lý. Đại lý sẽ thống nhất thời gian và địa điểm nhận hàng với shipper và lên kế hoạch đóng hàng gửi về nước nhập khẩu cho công ty dịch vụ FWD.

    B2. Chuẩn bị chứng từ và các thông tin cần thiết.

    Sau khi chở hàng về kho đại lý sẽ tiến hành xác định kích thước và trọng lượng hàng chính xác để tiến hành làm bill. Việc làm Packing list và Invoice thương mại được shipper lập từ khi nhận giao hàng tại kho cho đại lý hoặc gửi trước qua email. Căn cứ vào những chứng từ và kích thước đo thực tế tại kho đại lý sẽ làm bill. Ban đầu đại lý sẽ gửi bill nháp (draft B/L) vào mail về cho Công ty dịch vụ FWD trước vào mail để xác nhận thông tin. Ngoài việc làm bill nếu nhà nhập khẩu có yêu cầu các chứng từ khác như C/O, giấy chứng nhận chất lượng, … thì đại lý sẽ tiến hàng làm. Đối với C/O thì sẽ bắt đầu làm khi tàu chạy và chuyển phát nhanh gửi về cho Công ty dịch vụ FWD.

    Trong trường hợp khách hàng không có làm invoice và packing list thì công ty FWD sẽ tiến hành làm (hỗ trợ khách hàng làm).

    Bên cạnh việc gửi bill thì đại lý cũng sẽ gửi file các chứng từ khác như (debit note; C/O; giấy chứng nhận khác…) về cho công ty FWD trước khi gửi bản gốc về (nếu cần thiết).

    Sau khi có đủ thông tin đại lý sẽ thông quan hàng hóa và tiến hành đóng xuất đi.

    B3. Xác nhận thông tin B/L và khai manifest.

    Sau khi nhận được xác nhận thông tin làm B/L thì đại lý sẽ gửi bill gốc (file) vào mail cho công ty FWD sau khi hàng được cho lên tàu (có tên tàu, có số chuyến, có lịch trình…).

    Đồng thời việc gửi mail cho công ty FWD thì đại lý cũng gửi thông báo về việc nhận hàng cho đại lý của họ tại nước nhập khẩu, đại lý của họ sẽ thông báo cho công ty FWD khai manifest (up load manifest) lên hệ thống hải quan( up load manifest có mẫu sẳn của hải quan). Đối với việc up load thông tin cho hàng LCL như nó vẫn phải có ghi số contaier và số seal mà kiện hàng được đóng vào đó.

    B4. Nhận thông báo tàu đến và đi lấy D/O.

    Sau khi hàng được lên tàu, vận chuyển về kho CFS của bên đại lý tại nước nhập thì phía bên đại lý tại nước nhập sẽ gửi thông báo hàng đến cho công ty FWD bằng email, điện thoại, fax (tùy theo thông tin show trên bill ở phần notify of party).

    Sau khi có thông báo hàng đến công ty FWD sẽ tiến hàng cử nhân viên qua đại lý tại nước nhập để lấy D/O.

    Những chứng từ cần thiết để lấy D/O:

    – Master B/L (vận đơn chủ).

    – Giấy giới thiệu của công ty được ghi trên ô Consignee.

    – Tiền đóng local charges tại đầu Việt Nam, tiền cước nếu cần.

    B5. Thông quan hàng hóa.

    Đồng thới với việc lấy lệnh thì công ty FWD sẽ truyền tờ khai trước lên hệ thống hải quan bằng phần mềm Ecus5. (về cách truyền tờ khai mình sẽ viết ở bài khác). Sau khi có kết quả phân luồng thì công ty FWD sẽ thông báo cho khách hàng đóng thuế nhập khẩu và thuế GTGT (thuế vào mới tiến hành thông quan được).

    Bộ chứng từ cần để thông quan hàng:

    – Tờ khai thông quan hàng hóa (kết quả phân luồng).

    – H BL (house bill of lading); MBL (Mater bill of lading).

    – Công văn đề nghị giao hàng của công ty FWD (tên công ty nằm trên M B/L)

    – Giấy giới thiệu của công ty nhập khẩu.

    – Packing list, invoice.

    – Lệnh giao hàng (D/O). (không cần thiết giao cho hải quan)

    – Chứng từ khác (C/O nếu có, công bố ATTP, kiểm dịch …)

    Nhận viên giao nhận cầm bộ chứng từ xuống gặp hải quan phụ trách, căn cứ vào luồng tờ khai sẽ phân vào phải quan kiểm tra chứng từ hay là chuyển tiếp qua hải quan kiểm hóa hoặc giao trực tiếp cho hải quan thanh lý nếu là luồng xanh.

    – Nếu luồng xanh gặp hải quan thanh lý để được thanh lý hàng

    – Nếu luồng xanh thì gặp hải quan kiểm tra chứng từ, nếu hợp lệ thì tờ khai sẽ được chuyển qua hải quan thanh lý. Nếu có nghi ngờ sẽ được chuyển qua hải quan kiểm hóa để tiến hàng kiểm tra hàng hóa, còn nếu chứng từ chưa hợp lệ thì phải khai lại và chuẩn bị chứng từ hợp lệ.

    – Nếu luồng đỏ thì sau khi quả quan kiểm tra chứng từ xong, nếu chứng từ hợp lệ thì sẽ chuyển qua hải quan kiểm hóa để tiến hành kiểm hàng. Nếu hàng hóa được kiểm tra đúng như đã khai thì sẽ được khải quan nhập vào hệ thống và tiến hành thanh lý hàng, còn hàng có vấn đề thì tiến hành xử lý theo từng trường hợp cụ thể.

    Sau khi tiến hành xong các bước kiểm tra chứng từ, kiểm hàng xong thì hải quan chuyên trách sẽ nhập thông tin lên hệ thống, nhân viên giao nhận của công ty FWD sẽ kiểm tra trên trang web hải quan để in mã vạch.

    Trước khi in mã vạch để đưa cho hải quan thanh lý thì cần làm phiếu xuất kho. Khi đăng ký phiếu xuất kho thì đăng ký luôn số xe vào lấy hàng. Khi có phiếu xuất kho và mã vạch thì cầm thêm tờ khai (nếu co), mang đến cho hải quan thanh lý để thanh lý hàng. Sau khi kiểm ra xong hải quan thanh lý sẽ đóng mộc lên tờ mã vạch và nhập lệnh giải phóng lô hàng lên hệ thống.

    B6. Lấy hàng ra khỏi kho CFS và giao hàng về kho cho khách hàng.

    Sau khi được đóng dấu thông quan lên mã vạch, thì nhân viên giao nhận của công ty FWD phiếu xuất kho và mã vạch (photo và bản chính) xuống kho CFS và thông báo cho tài xế số kho, cửa kho để lấy hàng (hoặc đưa phiếu xuất kho và mã vạch cho tài xế tự xử).

    Khi lấy hàng xong thì thông báo cho khách hàng chuẩn bị kho bãi để tiếp nhận hàng.

    B7. Lập thanh toán và trả lại chứng từ cho khách hàng.

    Sau khi giao hàng xong, và có biên bản giao hàng xong nếu có, thì kế toán công nợ tiến hành lên debit note và ra hóa đơn gửi cho khách hàng căn cứ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận từ trước.

    Hinh1. Quy trình nhập hàng lẻ -lcl

    Bài viết trên là toàn bộ quá trình nhập hàng lẻ mà chúng tôi đã dựa trên quy trình thực tế và kinh nghiệm mà viết nên. Bài viết có thể có nhiều điểm chưa được hoàn hảo, quý vị vui lòng thông báo cho chúng tôi về hotline hoặc hotmail.

    Cảm ơn quý vị đã theo dõi.

    0 Continue Reading →

    Lịch tàu vận chuyển hàng đi Mỹ ngắn ngày, dài ngày

    Việc hội nhập sâu và rộng vào thị trường Mỹ, hàng hóa của Việt Nam cũng bắt đầu len lõi được vào thị trường này khi vượt qua được các rào cản kỹ thuật do quốc gia này đặt ra. Những mặt hàng chính được vận chuyển từ Việt Nam sang Mỹ chủ yếu hàng nông sản (tiêu, điều, cafe, rau quả,..), thủy sản, may mặc và dày dép là những mặt hàng chính. Yêu cầu kỹ thuật mà do nước Mỹ đặt ra rất khắt khe nhưng khoảng cách địa lý lại không ủng hộ cho việc vận chuyển hàng qua Mỹ, thời gian vận chuyển hàng càng lâu hàng hóa sẽ gắp rất nhiều ảnh hưởng có thể xẩy ra làm giảm chất lượng hàng cụ thể như:

    • Hiện tượng đổ mồ hôi trong container: Đây là hiện tượng hơi nước thoát ra từ bản thân hàng hóa, nhưng khi bốc thê thì không có lối thoát ra ngoài dẫn tới ngưng tụ lên mặt trên của thành container và khi đạt được một lượng nhất định thì sẽ rơi xuống hàng dẫn tới hàng bị ướt, tạo điều kiện lý tưởng cho nấm, mốc phát triển việc hàng hóa bị ảnh hưởng xấu là không tránh khỏi.
    • Rủi ro trong quá trình hành hải: Để một container hàng được vận chuyển từ Việt Nam qua Mỹ thì phải đu qua ít nhất là một đại dương và nhiều nhất là ba đại dương. Thời gian hành hải rất lâu, việc tàu gặp các hiện tượng thời tiết cực đoan như vòi rồng, bão, tố lốc … là điều không thể tránh khỏi.

    Vì thế việc chọn một tuyến đường hành hải nhanh nhất là điều tối cần thiết khi nhà xuất khẩu có ý định xuất khẩu hàng qua thị trường này. Door to Door Việt đã tổng hợp các tuyến vận chuyển container bằng đường biển từ Việt Nam qua Mỹ, mỗi tuyến đường có ghi rõ thời gian gian hành hải (transit time) và cảng đi cảng đến để quý vị nắm rõ. Trong bảng thì cảng đi bắt đầu tư Cái Mép (Vũng Tàu), nhưng quý vị có thể tổ chức đóng hàng vào container và giao hàng về cảng Cát Lái việc chuyển tải container từ Cát Lái ra Cái Mép là việc của hãng tàu.

    Trên đây là một số tuyến tàu mà trong quá trình làm hàng cho khách Door to Door Việt đã lưu lại được, bài viết có thể chưa đúng vì lịch tàu luôn luôn thay đổi tùy theo hãng tàu, nếu quý vị nào thấy lịch tàu cập nhật chưa chính xác vui lòng gửi ý kiến đóng góp về hotmail: doortodoorviet@gmail.com của công ty.

    Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !

    0 Continue Reading →

    Vận tải đường bộ và những thuật ngữ liên quan cần biết

    Vận tải đường bộ là một trong những phương thức vận chuyển chính tại Việt Nam, chiếm 90% khôi lượng hàng vận chuyển đều phải qua hình thức này, việc thông thuộc các thuật ngữ hiểu về chúng để tiện trọng việc quản lý, khai thác, kinh doanh phương tiện vận tải đường bộ là tối cần thiết.

    Rơ – mooc: Là một bộ phân tách riêng ra của xe đầu kéo, có nhiều loại rơ – mooc khác nhau: mooc xương (dùng chở cont bình thường); mooc sàn (dùng chở cont, chở các hàng thiết bị nhỏ chưa đạt tới mức siêu trường siêu trọng); mooc lùn (dùng chỏ cont flatrack; thiết bị siêu trường siêu trọng); mooc rút ( là loại sơ mooc có thể rút ra thêm chiều dài dùng để chở các thiết bị siêu trường về chiều dài); trailer ( rơ mooc chuyên dụng chở các thiết bị thiên về siêu trọng; thương là dùng thủy lực để nâng khối trọng)

    Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau:

    • Chiều dài lớn hơn 20,0 mét;
    • Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
    • Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét.

    Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hơn 32 tấn.

    Xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau:

    • Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;
    • Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
    • Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).

    Xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.

    Kích thước lọt lòng: Đối với các phương tiện vận tải dạng hình hộp thì có hai kích thước, một là kích thước ngoài hai là kích thước lọt lòng, kích thước này mang tinh quyết định hàng hóa có bỏ vừa vào phương tiện hay không.
    Chạy cặp cổ: Là việc chở một lúc hai container lên một rơ – mooc, đối với những container 20’ nhẹ có tổng trọng lượng cả võ không quá 15 tấn thì hoàn toàn có thể chạy kẹp cổ.

    Container: là phương tiện chứa đựng hàng, gồm có một số loại cơ bản: Container thường (20’; 40’; 45’) kính bốn phía; container lạnh (20’;40’) giống như container thường nhưng được kèm theo máy phát điện thường được sơn màu trắng và mặt phẳng (lý do vui lòng liên hệ Luonglogistc); container flacrack (20’, 40’) dùng để chứa các hàng máy móc thiết bị quá khổ quá tải; container bồn (20’, hiếu có 40’) dùng để chưa hóa chất dạng lỏng; container lồng (40’, hiếm có 20’) dùng để chứa súc vật sống

    Số container: là một dãy ký tự gồm 4 chữ và 7 số, số cuối cùng là số số kiểm tra (Door to Door Việt đã có bài viết riêng cho phần này).

    Phiếu EIR (Equipment interchange receipt): Phiếu giao nhận container dùng để xác định việc lấy container ra khỏi cảng, xác định tình trạng container trước và sau khi rời khỏi cảng, làm căn cứ cho hãng tàu phạt tiền sửa chữa container hay không, để lấy cược container.

    Thông tin phương tiện vận chuyển bao gồm:
    Tên đơn vị vận tải ( chữ in hoa), Số điện thoại, khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông(tấn), khối lượng bản thân (tấn), khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông (tấn),(khung bao ngoài có thể bố trí dạng hình chữ nhật, hình tròn hoặc bán nguyệt), đối với rơ – mooc có thêm khối lượng toàn bộ của sơ mi rơ moóc phân bố lên cơ cấu kéo (mâm xoay). Đây là nhưng thông tin bắt buộc đơn vị khai thác vận tải phải niêm yết theo quy định tại Phụ lục 26 kèm theo thông tư 63/2014/TT-BGTVT.

    Trạm thu phí: nơi thực hiện việc thu phí phương tiện tham gia giao thông đường bộ, thường mỗi trạm thu phí có một mức thu khác nhau cho mỗi loại phương tiện, mỗi lần qua trạm sẽ có một phiếu thu đó cũng được xem như là hóa đơn để cho doanh nghiệp vận tải khai thuế.

    Đường cấm: có hai loại cấm đó là cấm giờ và cấm trọng tải, đối với các tuyến thành phố thì thường có cấm giờ là chủ yếu, còn cấm tải thường rơi vào các con đường nhỏ, hoặc cầu có sức chịu tải nhỏ thua tổng khối lượng toàn bộ xe và hàng.

    Trên đây là một số thuật ngữ chuyên dùng và quen thuộc trong ngành vận tải đường bộ, còn rất nhiều thuật những chuyên khác mà Door to Door Việt chưa đề cập đến rất mong quý vị góp ý để chúng tôi hoàn thiện bài viết hơn.

    Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu tấm lợp lấy sáng

    Tấm lợp lấy sáng là một vật liệu được sử dụng phổ biến, và là sự lựa chọn hoàn hảo mà các nhà thiết kế xây dựng hướng tới, nó khác phục được nhược điểm của kính là dễ vỡ và nặng.

    0 Continue Reading →

    Welcome to Door to Door Viet