Chúng tôi luôn sẵn lòng đáp ứng mọi của Quý vị.

Yêu cầu báo giá của Quý vị sẽ được gửi đến bộ phần phụ trách 24/7.

Vui lòng chọn và điền thông tin theo mẫu dưới đâu:

     

    Skip to Content

    Category Archives: Vận chuyển bắc – nam

    Vận chuyển container lạnh và những điều cần biết

    Có rất nhiều điều cần lưu ý trong vận chuyển container lạnh, khi lấy book container lạnh, khi vận chuyển, khi đóng hàng

    0 Continue Reading →

    Kỹ thuật đóng thùng phuy vào container

    Đóng hàng bằng cơ giới là việc dùng xe nâng hoặc xe cẩu, chủ yếu là xe nâng có sự kết hợp của công nhân thủ công(nếu cần thiết) để tiến hành đóng hàng. Mỗi mặt hàng khác nhau thì có kỹ thuật đóng hàng khác nhau, trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn đóng hàng thùng phuy đóng vào container.

    0 Continue Reading →

    Danh sách đường cấm tải, cấm giờ tại TP HCM

    Danh sách đường cấm tải, cấm giờ tại khu vực Hồ Chí Minh là thông tin mà rất nhiều chủ hàng hoặc chủ xe cần biết. Việc hàng hóa được giao tại các cung đường này thì chủ hàng, chủ phương tiện và tài xế phải nắm

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu và vận chuyển xe oto, xe bus

    Quy trình làm thủ tục nhập khẩu oto, xe bus, vận chuyển xe bus bằng ro mooc chuyên dụng, vận chuyển oto

    0 Continue Reading →

    Vận chuyển làm thủ tục nhập khẩu hạt chống ẩm (silica gel)

    Hạt chống ẩm có đặc tính hút ẩm vì vậy trong vận chuyển hàng lẻ nếu xếp chúng cùng những mặt hàng dễ cháy thì tiềm ẩn nguy cơ rất cao về cháy nổ, mặc dù bản thân hàng này không nguy hiểm nhưng mà nó hút ẩm trong không khí làm cho không khí trở nên khô hơn.

    0 Continue Reading →

    Thủ tục xuất khẩu thanh long, vận chuyển thanh long bằng container lạnh

    thủ tục xuất khẩu thanh long, kiểm dịch thanh long, kiểm dịch thực vật thanh long

    0 Continue Reading →

    Thủ tục xuất nhập khẩu tôn cuộn cán nóng và cách đóng tôn cuộn vào container

    thép nhập về khác nhau trong đó tôn cuộn chiếm tỷ trọng không hề nhỏ, về thép các loại khác chúng tôi đã có bài viết riêng (xem thêm chi tiết). Trong bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ hai vấn đề một là thủ tục nhập khẩu hàng tôn cán nóng, hai là những lưu ý khi vận chuyển mặt hằng tôn cuộn.

    0 Continue Reading →

    BO, SO, SI là gì ?

    Những thuật ngữ viết tắt trong nghiệp vụ vận chuyển container được sử dụng rất nhiều trong các email giữa shipper, consignee, forwarding, agent, liner … Trong đó có những từ như BO, SO, SI mà nhiều người chưa hiểu hết thường gây nhầm lẫn trong lúc trao đổi.

    Tuy có rất nhiều từ viết tắt nhưng trong bài viết này Door to Door Việt sẽ làm rõ cho quý vị hiểu rõ về BO, SO, SI.

    BO là gì ?

    BO là từ viết tắt của chữ Booking, Booking là chứng từ được người vận chuyển gửi cho shipper (người yêu cầu booking tới người vận chuyển – thông thường là liner hoặc master consol hoặc NVOCC).

    Cần lưu ý những điểm gì trên BO ?

    BO thể hiện các thông tin về cảng xếp – POL, cảng dỡ – POD, thời gian cắt máng – closing time, thời gian khởi hành – ETD, thời gian tàu chạy – transit time,  tên tàu, số chuyến, điểm lấy rỗng và hạ cont (nếu có)

    Đó là những thông tin mà bạn cần lưu ý khi kiểm tra một booking.

    SO là gì ?

    SO là viết tắt của chữ Shipping order, Shipping order là chứng từ xác nhận từ người vận chuyển gửi đến shipper, liên quan đến booking của shipper đã book từ người vận chuyển. Thường trên SO sẽ thể hiện cụ thể điểm lấy container rỗng, thông tin về điểm hạ container đầy, có thể thêm các thông tin về thời gian tàu chạy, cảng xếp, cảng dỡ, tên tàu, số chuyến….

    Những điểm cần lưu ý khi kiểm tra SO là gì ?

    Khi kiểm tra SO thì điểm cần lưu ý quan trọng nhất là điểm lấy rỗng và điểm hạ container, ngoài ra đôi khi sẽ có sự thay đổi về tên tàu, số chuyến và thời gian tàu chạy, cũng phải cần hết sức lưu tâm.

    Sự khác biệt giữa BO và SO là gì ?

    Từ hai khái niệm nêu trên chúng ta có thể thấy một điểm khác biệt rất rõ đó là SO là tiếp theo của BO, có BO mới có SO. Khi shipper đã lấy được booking thì phải làm động tác tiếp theo là duyệt lệnh để có được SO. 

    Một số hãng tàu hiện nay đã bỏ bước duyệt lệnh, thay vào đó khi họ cấp booking là họ kết hợp với bộ phân quản lý container rỗng để nêu rõ nơi cấp rỗng lên booking luôn. Vì thế booking lúc này cũng là shipping order. Việc bỏ bước duyệt lệnh tiết kiệm được thời gian và rút ngắn được quy trình làm hàng cho cả hãng tàu lẫn shipper.

    SI là gì ?

    SI là viết tắt của Shipping intruction, là một chứng từ thể hiện lên các thông tin cơ bản cần phải có để làm một vận đơn đường biển như: Shipper, consignee, số booking, số container, số seal, gross weight, measurement và những thông tin khác.

    Trong ba chứng từ trên chứng từ trên thì shipper cần để ý nhất là SI, vì đó là chứng từ sẽ làm nên vận đơn (bill of lading), thông tin trên đó nếu bị sai thì vận đơn sẽ bị sai và nguy cơ mất phí sửa bill và làm sai các chứng từ liên quan.

    Bài viết trên là tóm tắt những thông tin trên BO, SO, SI mà nhà xuất khẩu cần lưu tâm để khi thực hiện đóng hàng và xuất hàng đi để không bị phát sinh chi phí, tránh sai sót.

    Để cập nhật những bài viết mới về  XNK quý vị có thể theo dõi trên fanpage của Door to Door Việt hoặc có thể cập nhật trực tiếp trên website của chúng tôi.

    Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !

    0 Continue Reading →

    Kiêm tra số container online nhanh và chính xác

    Số contaier là một trong những thông tin cực kỳ quan trọng trong việc xếp hàng lên tàu, làm bill, mở tờ khai hải quan, truyền manifest … và rất rất nhiều công dụng khác, một trong những yêu cầu cấp thiết nhất của số container là tính chính xác. Nhưng có một thực tế là số container thường bị sai bởi những lý do sau:

    • Nhập sai: là do khi nhân viên chứng từ nhập số liệu sai.
    • Nhận được thông tin sai: thường đối với hàng xuất thì việc lấy số container thường thông qua tài xế gửi về, và gửi qua sms, việc tài xế gửi sai hoặc nhầm là thường xuyên xẩy ra.
    • Và nhiều lý do khác.

    Hậu quả của việc sai số container thường rất nghiêm trọng có thể kể đến như: rớt tàu (container không được xếp lên tàu), bốc nhầm container, sửa bill, sửa manifest… dù nguyên nhân và hậu quả thế nào đi chẳng nữa thì cũng sẽ làm cho bạn mất đi một khoản chi phí để khắc phục vấn đề này.

    Vậy để kiểm tra số container và nhanh chóng vừa chính xác thì các bạn làm theo các bước sau:

    Bước1. Truy cập vào trang web  www.doortodoorviet.com

    Bước2. Di chuyển chuột xuống cuối trang web

    Bước3. Nhận 10 dãy chữ và số vào ô ”nhập số cont”

    Bước4. Nhấn ”Tính”

    Bước5. Đối chiếu và so sánh số container đang có

    Phần mềm này rất tiện ích và nó có thể tiết kiệm cho công ty bạn hàng triệu đồng vị không phải mất tiền sửa bill, manifest…

    Mọi thắc mắc cần tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline hoặc hotmail của Door to Door Việt.

    [sgmb id=2]

    0 Continue Reading →

    Thủ tục xuất khẩu xoài, vận chuyển xoài bằng container lạnh

    Quy trình thủ tục xuất khẩu xoài, thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật xoài, vận chuyển xoài bằng container lạnh, thủ tục nhập khẩu xoài…Liên hệ: 0912532939

    0 Continue Reading →

    Hiểu đúng về DEM, DET, Storage

    Trong các chi phí local charges thì có ba phí không nằm trong khung phí mặc định của các hãng tàu đó là DEM – Demurrage, DET – Detention và Storage, ba phí này sẽ được thu khi có phát sinh về chúng. Nhiều người rất hay nhầm lẫn giữa ba phí này đặc biệt là giữa DEM và Storage.

    DEM là gì ?

    Dem là viết tắt của chữ Demurrage, đây là phí lưu container trong cảng mà hãng tàu sẽ thu người nhận hàng (consignee). Phí này được hiểu là việc consigne chiếm dụng container, lúc container còn nằm trong cảng.

    Cách thu phí DEM như sau:

    Đối với phí DEM thì sẽ tính từ ngày hết miễn lưu container trong cảng của hãng tàu. Thông thường mức tính phí Dem sẽ theo các khung ngày (ví dụ: từ ngày 1 – ngày 5, từ ngày 6 đến ngày 10…). Nếu người gửi hàng – shipper không có xin thêm thời gian DEM thì mặc định hãng tàu sẽ tính theo mức DEM đã định sẵn của hãng.

    Một nhầm lẫn xảy ra trong quá trình tính DEM mà nhiều người gặp phải đó là áp khung giá để tính DEM, và vì nhầm lẫn mà họ phải trả một mức phí rất cao.

    Ví dụ: Hãng tàu thông báo là DEM: 7days. Khung giá tính như sau:

    từ 1 – 5 days: 10usd/day; từ 6-10 days: 40usd/day, từ 11 days trở về sau: 50usd/day. Và hàng về vì kho không sẵn sàng nhận hàng, nên hàng nằm trong cảng 14 ngày. Vậy tính chi phí ?

    Với ví dụ trên nhiều người sẽ lấy theo các mức nhân cho số ngày và ra tổng tiền là: 5*10+2*40= 130USD. Đáp án này sai. Hãng tàu thực tế người ta sẽ áp dụng như sau:

    Được miễn phí 7 ngày, thì sẽ áp vào khung giá 6-10days, cho ngày thứ 8,9,10 (3 ngày)

    Hàng lưu đến ngày 14, thì giáp vào khung giá từ 11 days trở đi, cho ngày thứ: 11,12,13,14 (4 ngày)

    vậy tổng tiền là: 40*3 + 4*50 = 320USD.

    DET là gì ?

    Det là viết tắt của chữ Detention, đây là phí lưu container ngoài cảng mà hãng tàu thu (consignee) hoặc shipper đối với trường hợp đóng hàng xuất, lấy rỗng quá sớm hoặc không hạ container về cảng, chiếm dụng container làm kho chứa hàng.

    Cách thu phí DET

    Về cách tính thì tương tự như thu phí DEM đã nêu ở trên, bạn đọc quay lại ví dụ trên để xem.

    Combined DEM/DET là gì ?

    Đối với cách tính DEM và DET có một thuật ngữ mà chúng ta thường gặp Combined DEM/DET (hoặc là Free time bao nhiêu ngày đó).

    “Combined DEM/DET” là việc hãng tàu cho phép người thuê vận chuyển được chiếm giữ container trong một khoảng thời gian X ngày mà hãng tàu đã ấn định, không quan tâm đến việc container nằm trong cảng (DEM) hay là được lấy ra khỏi cảng (DET).

    Việc tính phí khi quá thời gian “free time” được phép sẽ áp dụng theo khung giá riêng cho hình thức này, tùy thuộc vào hãng tàu quy định. Việc chọn tính riêng DEM/DET hoặc chọn tính Combined DEM/DET (chọn free time: X days), đều phụ thuộc vào sự đề nghị của shipper đối với hãng tàu.

    Với hình thức combined DEM/DET, thì người thuê vận chuyển nên cân nhắc trong việc chọn hình thức này. Trường hợp cần thời gian DEM nhiều để lưu container trong cảng thì nên sử dụng combined DEM/DET, bởi vì, thông thường kéo container ra khỏi cảng thì việc lấy hàng thường diễn ra rất nhanh còn khi đã xác định lưu container thì thông thường vẫn chọn hình thức là để container trong cảng vừa an toàn, chi phí thấp.

    Storage là gì ?

    Đây là phí lưu container trong cảng, thường được dùng với từ phí lưu bãi. Phí lưu bãi này được hiểu là container nằm trong cảng sẽ chiếm dụng một khoảng không gian của cảng nên sẽ bị mất phí này. Nó thường bị nhầm lẫn với phí DEM.

    Phí này thường mặc định sau 3 hoặc 5 ngày sẽ bắt đầu tính, phí này thường rất thấp.

    Phí này thường không có khung giá, nó được tính theo ngày và một đơn giá.

    Ví dụ:  2USD/days, container nằm trong cảng 10 ngày, được miễn 3 ngày. Vậy tổng phí là: 7*2=14 USD.

    Nhiều khi hãng tàu sẽ thu hai hóa đơn và đều ghi là phí lưu bãi, nhưng giá hóa đơn lại khác nhau nên gây ra nhầm lẫn. Thậm chí nhiều người nghĩ là mình đã đóng phí DEM rồi, nhưng thực chất đó chỉ là phí Storage. Vì thế, khi đi lấy D/O cần phải kiểm tra DEM được bao nhiêu ngày. Để tránh những nhầm lẫn không đáng có.

    Trường hợp hàng xuất, nếu hạ bãi quá sớm so với booking thì có thể sẽ bị charge phí này.

    Nhiều trường hợp có hãng tàu thu hoặc có thể cảng thu, việc này thì phải tùy vào thỏa thuận của cảng và hãng tàu.

    Về phần cảng thu thì thường có thu cùng phí quá hạn bãi kiểm hóa, đây cũng là phí lưu bãi, nhưng mà phí lưu bãi trong bãi container có dịch vụ đặc biệt (kiểm hóa), thì cảng sẽ thu.

    Door to Door Việt hi vọng bài viết sẽ làm sáng tỏ những thắc mắc của bạn từ trước đến nay, để tránh những nhầm lẫn dẫn tới phát sinh chi phí không đáng có, quy vị nên xem lại phí vụ về cách tính phí ở trên để nắm rõ.

    Mọi thắc mắc và đóng góp ý kiến, vui lòng liên hệ về hotline hoặc hotmail của công ty, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể.

    0 Continue Reading →

    Vận tải đường bộ và những thuật ngữ liên quan cần biết

    Vận tải đường bộ là một trong những phương thức vận chuyển chính tại Việt Nam, chiếm 90% khôi lượng hàng vận chuyển đều phải qua hình thức này, việc thông thuộc các thuật ngữ hiểu về chúng để tiện trọng việc quản lý, khai thác, kinh doanh phương tiện vận tải đường bộ là tối cần thiết.

    Rơ – mooc: Là một bộ phân tách riêng ra của xe đầu kéo, có nhiều loại rơ – mooc khác nhau: mooc xương (dùng chở cont bình thường); mooc sàn (dùng chở cont, chở các hàng thiết bị nhỏ chưa đạt tới mức siêu trường siêu trọng); mooc lùn (dùng chỏ cont flatrack; thiết bị siêu trường siêu trọng); mooc rút ( là loại sơ mooc có thể rút ra thêm chiều dài dùng để chở các thiết bị siêu trường về chiều dài); trailer ( rơ mooc chuyên dụng chở các thiết bị thiên về siêu trọng; thương là dùng thủy lực để nâng khối trọng)

    Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau:

    • Chiều dài lớn hơn 20,0 mét;
    • Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
    • Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét.

    Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hơn 32 tấn.

    Xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau:

    • Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;
    • Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
    • Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).

    Xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.

    Kích thước lọt lòng: Đối với các phương tiện vận tải dạng hình hộp thì có hai kích thước, một là kích thước ngoài hai là kích thước lọt lòng, kích thước này mang tinh quyết định hàng hóa có bỏ vừa vào phương tiện hay không.
    Chạy cặp cổ: Là việc chở một lúc hai container lên một rơ – mooc, đối với những container 20’ nhẹ có tổng trọng lượng cả võ không quá 15 tấn thì hoàn toàn có thể chạy kẹp cổ.

    Container: là phương tiện chứa đựng hàng, gồm có một số loại cơ bản: Container thường (20’; 40’; 45’) kính bốn phía; container lạnh (20’;40’) giống như container thường nhưng được kèm theo máy phát điện thường được sơn màu trắng và mặt phẳng (lý do vui lòng liên hệ Luonglogistc); container flacrack (20’, 40’) dùng để chứa các hàng máy móc thiết bị quá khổ quá tải; container bồn (20’, hiếu có 40’) dùng để chưa hóa chất dạng lỏng; container lồng (40’, hiếm có 20’) dùng để chứa súc vật sống

    Số container: là một dãy ký tự gồm 4 chữ và 7 số, số cuối cùng là số số kiểm tra (Door to Door Việt đã có bài viết riêng cho phần này).

    Phiếu EIR (Equipment interchange receipt): Phiếu giao nhận container dùng để xác định việc lấy container ra khỏi cảng, xác định tình trạng container trước và sau khi rời khỏi cảng, làm căn cứ cho hãng tàu phạt tiền sửa chữa container hay không, để lấy cược container.

    Thông tin phương tiện vận chuyển bao gồm:
    Tên đơn vị vận tải ( chữ in hoa), Số điện thoại, khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông(tấn), khối lượng bản thân (tấn), khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông (tấn),(khung bao ngoài có thể bố trí dạng hình chữ nhật, hình tròn hoặc bán nguyệt), đối với rơ – mooc có thêm khối lượng toàn bộ của sơ mi rơ moóc phân bố lên cơ cấu kéo (mâm xoay). Đây là nhưng thông tin bắt buộc đơn vị khai thác vận tải phải niêm yết theo quy định tại Phụ lục 26 kèm theo thông tư 63/2014/TT-BGTVT.

    Trạm thu phí: nơi thực hiện việc thu phí phương tiện tham gia giao thông đường bộ, thường mỗi trạm thu phí có một mức thu khác nhau cho mỗi loại phương tiện, mỗi lần qua trạm sẽ có một phiếu thu đó cũng được xem như là hóa đơn để cho doanh nghiệp vận tải khai thuế.

    Đường cấm: có hai loại cấm đó là cấm giờ và cấm trọng tải, đối với các tuyến thành phố thì thường có cấm giờ là chủ yếu, còn cấm tải thường rơi vào các con đường nhỏ, hoặc cầu có sức chịu tải nhỏ thua tổng khối lượng toàn bộ xe và hàng.

    Trên đây là một số thuật ngữ chuyên dùng và quen thuộc trong ngành vận tải đường bộ, còn rất nhiều thuật những chuyên khác mà Door to Door Việt chưa đề cập đến rất mong quý vị góp ý để chúng tôi hoàn thiện bài viết hơn.

    Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !

    [sgmb id=2]

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu tấm lợp lấy sáng

    Tấm lợp lấy sáng là một vật liệu được sử dụng phổ biến, và là sự lựa chọn hoàn hảo mà các nhà thiết kế xây dựng hướng tới, nó khác phục được nhược điểm của kính là dễ vỡ và nặng.

    0 Continue Reading →

    Tổng cục hải quan cập nhật lại mã địa điểm lưu kho chuyển phát nhanh

    Tổng cục Hải Quan đã có văn bản chính thức về việc thay đổi mã địa điểm lưu kho của một số chi cục chuyển phát nhanh từ ngày 01/02/2020

    0 Continue Reading →

    Sai thông tin trên C/O tại ô số 3 có bị bác C/O không ?

    Sai thông tin trên C/O tại ô số 3 có thể dẫn tới bị bác C/O những không ? Tổng Cục Hải quan vừa có công văn nói rõ về vấn đề này như sau …

    0 Continue Reading →

    Cước vận chuyển từ Hồ Chi Minh đi Hongkong

    Hongkong là một khu phi Mậu dịch, phấn lớn các hàng hoá vào Hongkong sẽ không có thuế suất, chính vì vậy dân Trung Quốc đại lục thường vào Hongkong để mua sắm hàng hoá và giao thương hàng hoá tại đây cũng rất nhôm nhịp.

    0 Continue Reading →

    Cước vận chuyển container từ Hồ Chí Minh (Cát Lai) đi Malaysia

    Bảng giá cước vận chuyển container từ TP Hồ Chí Minh đi các cảng Malaysia cho hàng xuất khẩu, cho hàng cá nhân đi Malaysia và cho hàng công ty đi Malaysia, giá cước vận chuyển container từ HCM đi Malaysia

    0 Continue Reading →

    Cước vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Philippin

    Cước vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Philippin ,từ các cảng (Cát Lái, VICT, Cái Mép, Hải Phòng, Đà Nẵng) đi Philippines (Manila, Davao, Cebu …)

    0 Continue Reading →

    Hư hỏng hàng hóa trong vận tải, nguyên nhân và cách phòng ngừa

    Hư hỏng hàng hóa là tính trạng hàng hóa giao cho người nhận tại điểm dích không còn nguyên vẹn như khi nhận ban đầu hoặc không giống như trên các chứng từ vận tải (vận đơn, packing list,biên bản giao nhận …).

    0 Continue Reading →

    Đóng hàng lúa tại cảng, vận chuyển ra Bắc

    Sau khi nhận được lịch đóng hàng của Trung ương chúng tôi đã lên kế hoạch nhận đóng hàng vào container với lượng hàng lên đến 1500 tấn lúa giống phục vụ cho vụ mùa mới của bà con Miền Bắc với 54 container 40′ chỉ trong 4 ngày. Kế hoạch đóng hàng rất gấp rút nhưng với kinh nghiệm và nghiệp vụ tốt nhân viên Door to Door Việt đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và Trung ương đã chỉ đạo xuống.

    Đối với mặt hàng hạt giống thì kỵ nhất là vấn đề gặp nước bởi lẽ khi có độ ẩm cao hạt giống sẽ nảy mầm hoặc bị mốc, thối vì thế công tác chuẩn bị võ container là một trong những yêu cầu được đặt lên hàng đầu, nhân viên giao nhận phải hết sức tỷ mỉ để chọn được võ container hội tụ đầy đủ nhưng yêu cầu nhất thiết:

    • Kín nước
    • Không có mùi
    • Có cửa thông gió
    • Ván sàn phải sạch, không bị dính dầu, không bị ảnh hưởng bởi các mặt hàng đã được đóng lần trước

    Khi chọn được container hội tụ đầy đủ những yếu tố đó thì chúng tôi mới tiến hàng việc đóng hàng. Phương án vận chuyển lần này được ban Giám đốc chọn là phương án bộ – biển – bộ. Hàng hóa được mua bảo hiểm với mức rủi ro cao nhất, và chúng tôi làm việc rất tỷ mỉ với đơn vị bảo hiểm nhằm đảm bảo lợi ích của khách hàng luôn được đảm bảo.

    Mặc dù luôn đặt cao các vấn đề về việc chọn container nhưng chúng tôi vẫn luôn nêu cao tiêu chí “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chính vì thế chúng tôi luôn theo dõi dự báo thời tiết để nắm rõ tình hình Biển Đông đảm bảo trong thời gian hành hải hàng chúng tôi sẽ không gặp phải những đợt gió mùa hay áp thấp nhiệt đới hay những cơn bão. Chúng tôi thông báo những biến đổi kịp thời về thời tiết cho công ty giống cây trồng để họ có thể điều tiết lịch sản xuất và kế hoạch vận chuyển hàng ở mức tối ưu nhất.

    Những hình ảnh đóng hàng tại cảng:

    Cảm ơn quý vị đã theo dõi bài viết, quý vị muốn được tư vấn kế hoạch đóng hàng và vận chuyển hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc hotmail của công ty.

    [sgmb id=1]

    0 Continue Reading →