Cước vận chuyển từ Nansha về Hồ Chí Minh, lịch tàu từ Nansha về Cát Lái, local charges tại Cát Lái cho hàng nhập từ Trung Quốc
Cước vận chuyển Shantou về Hồ Chí Minh
Cước vận chuyển từ Shantou về Hồ Chí Minh, lịch tàu từ Shantou (Sán Đầu) về Hồ Chí Minh, local charges tại cảng Cát Lái. Hàng từ Triêu Châu
Cước vận chuyển hàng từ Bắc Kinh (Beijing) về Việt Nam
Bắc Kinh là thủ đô của Trung Quốc, hàng hóa được vận chuyển từ đây về Việt Nam có rất nhiều loại như: Thiết bị điện tử, sản phẩm ngành dệt may, ô tô, dược phẩm và thiết bị ngành y tế, thực phẩm. Để có thể vận chuyển những hàng hóa đó về Việt Nam thì người nhập khẩu cần có kiến thức ngoại thương và am hiểu về vận chuyển và đóng gói. Trong bài viết này Door to Door Việt xin chia sẻ đến Quý vị bảng giá cước vận chuyển từ Bắc Kinh về Việt Nam đường biển, đường không, lịch bay, thời gian vận chuyển và những lưu ý khi nhập hàng từ Beijing về Việt Nam.
Bắc Kinh, là thủ đô và một trong những trung tâm công nghiệp và kinh tế lớn nhất của Trung Quốc, sản xuất một loạt các mặt hàng và sản phẩm. Hàng hóa được vận chuyển từ Bắc Kinh về Việt Nam có ba phương thức chính đó là đường bộ, đường không và đường biển. Sau đây là nội dung chính của cước vận chuyển hàng hóa từ Bắc Kinh về Việt Nam mời Quý vị theo dõi.
Cước vận chuyển đường biển từ Beijing về Việt Nam
Vận chuyển bằng đường biển là lựa chọn hàng đầu đối với hàng hóa có số lượng, trọng lượng lớn. Vận chuyển đường biển có hai hình thức chính đó là: Vận chuyển tàu rời và vận chuyển hàng bằng container.
Vận chuyển từ Bắc Kinh về Việt Nam có thể vận chuyển đường biển không ?
Đối với hàng hóa vận chuyển đường biển từ Bắc Kinh thì phải đi qua cảng Xingang của Thiên Tân. Xingang là cảng biển gần nhất với Bắc Kinh. Vì thế để tham khảo giá cước đường biển từ Bắc Kinh về Việt Nam. Mời Quý vị xem thêm giá cước vận chuyển từ Thiên Tân về Việt Nam theo đường dẫn.
Vận chuyển đường biển từ Bắc Kinh về Việt Nam có ba tuyến chính sau:
- Vận chuyển từ Thiên Tân về Hải Phòng;
- Vận chuyển từ Thiên Tân về Đà Nẵng;
- Vận chuyển từ Thiên Tân về Hồ Chí Minh.
Bảng giá vận chuyển hàng nguyên container FCL
POL | POD | CONT 20DC
(USD) |
CONT 40GP
(USD) |
TIANJIN | HỒ CHÍ MINH | 25 | 35 |
TIANJIN | HẢI PHÒNG | 15 | 35 |
TIANJIN | ĐÀ NẴNG | 35 | 65 |
Bảng giá vận chuyển hàng lẻ LCL
POL | POD | 1-5RT
(USD/RT) |
> 5RT
(USD/RT) |
TIANJIN | HỒ CHÍ MINH | 0 | 2 |
TIANJIN | HẢI PHÒNG | 1 | 2 |
TIANJIN | ĐÀ NẴNG | 3 | 5 |
Trên đây là giá cước vận chuyển đường biển từ Bắc Kinh về Việt Nam qua Thiên Tân LCL, FCL. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển đường biển từ Thiên Tân về Việt Nam như: Giá dầu, mùa cao điểm, dịch bệnh, trình trạng thiếu vỏ container. Những yếu tố này sẽ làm giá cước biến động, tăng lên hoặc giảm xuống.
Nếu Quý vị chưa xác định được giá cước hoặc chưa hiểu được tuyến đường vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.
Thời gian vận chuyển đường biển từ Bắc Kinh về Việt Nam
Lịch tàu vận chuyển đường biển từ Bắc Kinh về Việt Nam, chính là từ Thiên Tân về Việt Nam. Sau đây là lịch tàu hàng container đường biển từ Thiên Tân về Việt Nam.
POL | POD | ETD | T/T |
TIANJIN | HỒ CHÍ MINH | WEEKLY | 12 |
TIANJIN | HẢI PHÒNG | WEEKLY | 15 |
TIANJIN | ĐÀ NẴNG | WEEKLY | 16 |
Lịch tàu và thời gian vận chuyển từ Bắc Kinh về Việt Nam rất quan trọng. Quyết định tiến độ giao hàng, có thể là nguyên nhân dẫn đến hủy hợp đồng nếu bị kéo dài quá lâu.
Cũng như giá cước vận chuyển hàng từ Bắc Kinh về Việt Nam. Thì lịch tàu cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như: Tàu hủy chuyến, tình trạng thiếu hụt vỏ container, thời tiết, kẹt cảng, dịch bệnh. Những yếu tố kể trên sẽ làm thay đổi ngày tàu chạy, kéo dài thời gian hành hải.
Nếu Quý vị chưa xác định được lịch tàu, thời gian vận chuyển hàng từ Bắc Kinh về Việt Nam. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.
Những lưu ý khi vận chuyển từ Bắc Kinh về Việt Nam đường biển
Trong quá trình làm hàng cho khách, Door to Door Việt đã rút ra được một số kinh nghiệm muốn được chia sẻ đến Quý vị tham khảo. Vận chuyển hàng hóa từ Bắc Kinh về Việt Nam bằng đường biển cần phải lưu ý những điểm sau:
- Giá cước vận chuyển phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên thường biến động;
- Thiên Tân là cảng lớn nên ưu tiên chọn để vận chuyển, không nên lựa chọn những cảng khác;
- Nên mua bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển đặc biệt những hàng có giá trị cao;
- Thời gian vận chuyển từ Tianjin về Việt Nam khá dài từ 10-18 ngày.
Trên đây là giá cước, thời gian vận chuyển hàng hóa từ Bắc Kinh về Việt Nam bằng đường biển. Nếu Quý vị chưa hiểu rõ vui lòng liên hệ hotline hoặc hotmail để được tư vấn.
Cước vận chuyển đường không từ Bắc Kinh về Việt Nam
Ngoài đường biển thì cước vận chuyển đường không từ Bắc Kinh về Việt Nam cũng rất được quan tâm. Vận chuyển đường không thường được chọn khi số lượng và trọng lượng hàng nhỏ hoặc hàng yêu cầu tính cấp thiết về thời gian.
Vận chuyển đường không từ Beijing về Việt Nam có hai hình thức sau:
- Chuyển phát nhanh express từ Bắc Kinh về Việt Nam.
- Vận chuyển đường hàng không từ Bắc Kinh về VIệt Nam.
Giá cước vận chuyển hàng không phụ thuộc vào kích thước và trọng lượng của hàng. Trong vận chuyển hàng không thì người ta thường nhắc đến chargabe weight. Trọng lượng trong vận chuyển hàng không sẽ quyết đinh đến giá cước vận chuyển từ Beijing về Tân Sân Nhất và Nội Bài bằng đường không.
Sau đây là bảng giá cước hàng air từ Bắc Kinh về Tân Sân Nhất cho hàng thường:
ROUTE | +100KGS | +200KGS | +300KGS | SCHEDULE |
PEK/SGN | 0.95 USD | 0.72 USD | 0.68 USD | DAILY |
Vận chuyển đường hàng không phù hợp với những mặt hàng như hàng cá nhân, hàng có giá trị cao, hàng triễn lãm, hàng mẫu, hàng cần thời gian vận chuyển nhanh chóng. Vì thế sử dụng dịch vụ vận chuyển từ Bắc Kinh về Việt Nam đường không là lựa chọn tốt nhất.
Giá cước vận chuyển đường không từ Bắc Kinh về Việt Nam có rất nhiều mức giá khác nhau. Quý vị vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn và báo giá.
Những lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa từ Bắc Kinh về Việt Nam
Khi nhập hàng từ Bắc Kinh về Việt Nam, dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà Quý vị nên xem xét:
Quy định hải quan: Đảm bảo rằng bạn nắm rõ quy định luật pháp về nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam. Kiểm tra danh sách hàng hóa được phép nhập khẩu, các loại thuế, lệ phí và giấy tờ cần thiết.
Giấy tờ và chứng từ: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và chứng từ cần thiết cho quá trình hải quan, bao gồm hóa đơn mua hàng, danh mục hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ và giấy tờ liên quan khác.
Thuế và lệ phí: Tìm hiểu về các loại thuế, lệ phí áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Đảm bảo bạn tính toán và chuẩn bị trước các khoản phí này để tránh bất ngờ về tài chính.
Quy định về hàng hóa hạn chế và cấm: Kiểm tra quy định về hàng hóa hạn chế và cấm để đảm bảo rằng hàng hóa bạn nhập không vi phạm các quy định và không bị tịch thu hoặc xử lý hình phạt.
Kiểm tra hàng hóa: Trước khi nhập khẩu, nên kiểm tra hàng hóa kỹ lưỡng để đảm bảo hàng hóa đáp ứng yêu cầu và không có lỗi hoặc hư hỏng.
Bảo hiểm: Xem xét mua bảo hiểm hàng hóa để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển và nhập khẩu.
Mọi thắc mắc, đóng góp ý kiến vui lòng liên hệ về hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.
Xem thêm cước vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam
Thông tin liên hệ
Kenny (Mr.) Business Development Manager
Cell Phone: (+84) 97 380 29 39 or (+84) 886 28 8889
Email: kenny@doortodoorviet.com
Ngoài cước vận chuyển hàng hóa từ Bắc Kinh về Việt Nam, thì để cập nhật những bài viết hay về xuất nhập khẩu hoặc giá cước tàu, lịch tàu. Quý vị có thể theo dõi trên fanpage Door to Door Việt để được cập nhật những bài viết mới nhất.
Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !
Đánh giá bài viết
Thủ tục nhập khẩu thịt lợn (thịt heo)
Thủ tục nhập khẩu thịt lợn (thịt heo), tra mã hs thịt lợn, kiểm dịch động vật thịt lợn, chính sách nhập khẩu, thuế nhập khẩu thịt lợn
Cước vận chuyển từ Tianjin về Hải Phòng
Cước vận chuyển từ Tianjin về Hải Phòng đường biển, lịch tàu từ Thiên Tân về Hải Phòng, hàng hóa vận chuyển từ Tianjin về Hà Nội, Bắc Ninh..
Thủ tục nhập khẩu thuyền kayak
Thủ tục nhập khẩu thuyền kayak, mã hs thuyền kayak, thuế nhập khẩu thuyền kayak, thuyền kayak có phải đăng ký kiểm tra chất lượng không
Thủ tục nhập khẩu keo dán các loại
Thủ tục nhập khẩu keo dán glue, mã hs keo epoxy, keo dán công nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, chính sách nhập khẩu và kiểm tra chất lượng keo dán gỗ. Là những nội dung chính mà Door to Door Việt muốn chia sẻ đến Quý vị trong bài viết này.
Thủ tục nhập khẩu hộp đựng làm từ bã mía
Thủ tục nhập khẩu hộp đựng làm từ bã mía, mã hs bagasse box thuế nhập khẩu, thuế GTGT hộp, khay đựng từ bã mía và chính sách nhập khẩu. Là nội dung chính mà Door to Door Việt muốn được chia sẻ đến Quý vị trong bài viết này.
Thủ tục nhập khẩu giày trượt patin
Thủ tục nhập khẩu giày trượt patin, mã hs roller skates, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, chính sách nhập khẩu và kiểm tra chất lượng giày trượt patin. Là những nội dung chính mà Door to Door Việt muốn chia sẻ đến Quý vị trong bài viết này.
Hợp đồng thương mại là gì
Hợp đồng thương mại là gì, những nội dung chính trên sale contract, chức năng của hợp đồng thương mại và form mẫu excel, word của hợp đồng thương mại quốc tế. Là những nội dung chính mà Door to Door Việt muốn được chia sẻ đến Quý vị trong bài viết này.
Khi tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa, dinh doanh thương mại quốc tế. Quý vị sẽ làm quen với những thuật gửi như: Bill of lading, commercial invoice, packing list, contract of sale… Đó là những chứng từ rất quan trọng và cơ bản nhất của một bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu, thanh toán quốc tế.
Trong bài viết này nội dung chính sẽ để cập đến hợp đồng thương mại hay còn gọi là sale contract. Mời Quý vị theo dõi nội dung chính bên dưới.
Hợp đồng thương mại là gì
Hợp đồng thương mại hay còn gọi là Contract of Sale. Hợp đồng thương mại là bản thỏa thuận về trách nhiệm và nghĩa vụ của bên mua và bên bán. Trong thương mại quốc tế hợp đồng thương mại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thanh toán, bảo hiểm hàng hóa và giải quyết tranh chấp.
Trước khi thiết lập được một hợp đồng thương mại. Người ta hay dùng chứng từ Purchase order hoặc Performance invoice để soạn thảo về các nghĩa vụ, thông tin về hàng hóa và thanh toán.
Hợp đồng thương mại thường được chia ra những phần lớn như sau:
- Số và ngày hợp đồng;
- Thông tin người bán gọi là seller;
- Thông tin người mua gọi là buyer;
- Thông tin hàng hòa: Tên hàng, số lượng, đơn giá, tổng thanh toán;
- Thông tin thanh toán: Thời gian thanh toán, hình thức thanh toán và tài khoản thanh toán;
- Thông tin giao nhận hàng: Hình thức vận chuyển, thời gian và địa điểm giao hàng;
- Điều khoản khác: Incoterms, bảo hiểm, tranh chấp, bảo hành và những điều khoản khác.
- Xác nhận đóng dấu, ký tên của bên mua và bên bán.
Những nội dung chi tiết trên hợp đồng thương mại
Hiểu được những nội dung chi tiết trên hợp đồng là tiền đề để soạn được một hợp đồng thương mại đúng chuẩn. Sau đây, Door to Door Việt sẽ giải thích chi tiết những nội dung cần có trên hợp đồng.
Số và ngày hợp đồng
Tất cả các chứng từ trong thương mại quốc tế đều có số và ngày của chứng từ đó. Hợp đồng thương mại cũng không ngoại lệ cũng phải có số và ngày.
- Số hợp đồng thì có thể đặt tùy theo ý của người soạn hợp đồng hoặc theo những quy định của công ty đặt ra. Hoặc có thể đặt số hợp đồng theo ngày ký hợp đồng, việc đặt như vậy sẽ rất tiện cho việc theo dõi hồ sơ, tránh nhầm lẫn trong trường hợp có nhiều đơn hàng cùng một thời gian.
Ví dụ: Số hợp đồng: SC222610 ngày hợp đồng Oct 26, 2022.
- Ngày hợp đồng thì có thể sử dụng ngày soạn thảo chứng từ luôn hoặc có thể lấy ngày ký chứng từ. Những phải lưu ý ngày hợp đồng phải trước ngày hàng hóa được vận chuyển, thậm chí trước ngày packing list và commercial invoice thì tốt nhất.
Thông tin người bán – seller
Thông tin người bán là thông tin cần được đặt lên trên hết. Thông thường người bán là bên sẽ soạn thảo hợp đồng vì thế thường được đặt lên trước tiên. Thông tin người bán trên hợp đồng thương mại quốc tế thường được ghi những thông tin sau: Tên công ty hoặc cá nhân; địa chỉ; mã số thuế, tên người phụ trách, thông tin liên lạc như email, số điện thoại.
- Seller: Tên công ty trong thương mại quốc tế thông thường là tên tiếng anh hoặc tên viết tắt tiếng anh. Trong trường hợp công ty không có tên tiếng anh thì có thể sử dụng tên tiếng Việt không dấu.
- Address: Địa chỉ công ty có thể dịch từ địa chỉ trên giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc địa chỉ văn phòng đại diện. Thông thường sẽ sử dụng địa chỉ trên giấy phép đăng ký kinh doanh. Địa chỉ nên thể hiện đầy đủ nội dung: Số, đường, phường (xã), quận (huyện), tỉnh (thành phố), quốc gia.
- Tax code (Tax ID): Mã số thuế sử dụng mã số thuế trên giấy phép đăng ký kinh doanh. Mục mã số thuế không cần thiết tuy nhiên nên thêm vào. Trong những trường hợp liên quan đến bảo hiểm và tranh chấp sẽ có ý nghĩa định danh rất quan trọng.
- Attention (ATTN): Người phụ trách là người sẽ ký ở phía dưới hợp đồng bên bán.
- Email có thể sử dụng email đã trao đổi mua bán hàng hóa với người mua.
- Phone number: Số điện thoại.
Thông tin người mua – buyer
- Buyer: Tên cá nhân, tổ chứng mua hàng nên sử dụng bằng tên tiếng anh. Nếu không có tên tiếng anh có thể sử dụng tên tiếng Việt không dấu.
- Address: Địa chỉ có thể dịch địa chỉ của công ty, văn phòng hoặc địa chỉ trên căn cước công dân.
- Tax code (Tax ID): Mã số thuế trên đăng ký kinh doanh, trường hợp là cá nhân thì dùng số căn cước công dân. Đối với nước ngoài thì dùng ID number.
- Attention (ATTN): Người sẽ ký tên ở phía dưới hợp đồng mua bán.
- Email có thể sử dụng email đã trao đổi mua bán hàng hóa với người bán.
- Phone number – Số điện thoại.
Thông tin hàng hóa – commodity
Đây là thông tin quan trọng nhất là đối tượng để hình thành nên hợp đồng mua bán. Vì thế cần soạn thảo phần này một cách tỉ mỉ và chính xác nhất. Các nội dung ở mục này phải rõ ràng tránh nhầm lẫn, không nên sử dụng từ ngữ đa nghĩa.
Mục thông tin hàng hóa sẽ bao gồm những nội dung sau: Tên hàng, model, items, mô tả hàng hóa, số lượng, đơn vị, đơn giá, tổng tiền. Các nội dung này phải kiểm tra thật kỹ trước khi duyệt hợp đồng.
- Commodity: Tên hàng nên sử dụng đúng tên chuyên ngành của hàng hóa, không nên sử dụng các công cụ dịch để lấy tên hàng. Việc sử dụng các công cụ dịch có thể làm sai tên hàng.
- Description: Mô tả hàng hóa, phần mô tả sẻ thể hiện các thông tin chi tiết về hàng hóa như model, items, mã hs, màu sắc, chủng loại, thông số kỹ thuật. Phần mô tả nên ghi thật rõ về hàng hóa không nên ghi chung chung. Vì việc ghi chung chung sẽ không xác định được chính xác hàng hóa. Dễ gây tranh chấp và rất khó trong công tác bảo hiểm nếu có.
- Quantity: Số lượng hàng hóa.
- Unit: Đơn vị tính, nên sử dụng các đơn vị tính phổ thông như PCE, MET, M2, KGS. Việc sử dụng các đơn vị tính phổ thông sẽ giúp xác định số lượng chính xác. Và thuận tiện trong việc khai quan hàng hóa và làm các chứng từ khác.
- Unit price: Đơn giá, nên sử dụng loại đồng tiền mạnh như USD, EUR. Việc sử dụng các đồng tiền mạnh sẽ giúp người mua người bán tránh được rủi ro về tỷ giá. Và thuận tiện trong việc thanh toán quốc tế.
- Amount: Tổng tiền thanh toán.
Điều khoản thanh toán – Payment terms
Điều khoản thanh toán là nội dung quan trọng nhất trong hợp đồng thương mại. Điều khoản thanh toán sẽ bao gồm những thông tin như: Số tiền thanh toán, hình thức thanh toán, thời gian thanh toán và thông tin tài khoản thụ hưởng.
- Total of payment: Tông số tiền thanh toán sẽ được thể hiện ở hai dạng là bằng số và bằng chữ. Việc thể hiện hai dạng như vậy nhằm chắc chắn số tiền sẽ được hiểu đúng. Tránh nhầm lẫn giữa việc nhiều hơn hay ít đi các con số hoặc sự nhầm lẫn giữa dấu phẩy hoặc dấu chấm.
- Payment method: Hình thức thanh toán, có rất nhiều hình thức thanh toán khác nhau mà người bán và người mua có thể đàm phán. Có rất nhiều hình thức thanh toán như: Biên Mậu, DA (Documentary collection) – thu chấp nhận chứng từ; CAD (Cash against documents) – trả tiền lấy chứng từ; tiền mặt, cấn trừ, séc, DAP(Documents against payment) – nhờ thu kèm chứng từ, góp vốn, LC (Letter of Credit) – tín dụng thư, TT (Telegraphic Transfer) – thanh toán điện chuyển tiền. Một số hình thức thanh toán thường xuyên được sử dụng là: T/T, LC, TTR.
- Thời gian thanh toán: Thường sẽ đi kèm hình thức thanh toán. Ví dụ: TT 100% in advance, TT 100% after 30 day from on board date.
- Bank information: Thông tin thanh toán bao gồm những thông tin:Ngân hàng thụ hưởng (Beneficiary Bank name); Địa chỉ ngân hàng thụ hưởng (Beneficiary Bank address); SWIFT code; Người thụ hưởng (Beneficiary Account name); Địa chỉ người thụ hưởng (Beneficiary address); Số tài khoản (Account number). Cần kiểm tra chính xác những nội dung trên, nếu có một thông tin nào sai sẽ mất rất nhiều thời gian để điều chỉnh. Thậm chí số tiền thanh toán sẽ bị treo tại các ngân hàng trung gian. Sẽ kéo dài thời gian thanh toán và có thể ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng.
Điều khoản khác – Other conditions
Tuy gọi là điều khoản khác nhưng cũng rất quan trọng trong hợp đồng. Phần này là các điều khoản về giao hàng, nghĩa vụ của người bán, nghĩa vụ của người mua, tính bảo mật thông tin, bảo hiểm, điều khoản về trọng tài, tòa án xử lý nếu có tranh chấp.
- Incoterms: Điều khoản về giao hàng, nghĩa vụ giao nhận hàng hóa, trách nhiệm và rủi ro trở thành những tập quán thương mại quốc tế. Được ICC tổng hợp thành những bộ điều kiện thương mại như: EXW, CPT, FOB, FAS, FCA, CIP, DAP, DAT, DDP, CFR, CIF. Điều kiện thương mại thường được ghi thêm vào phía sau là phiên bản của năm nào. Ví dụ: CIF incoterms 2010.
- Insurance term: Bảo hiểm thường đi kèm cùng điều kiện thương mại hoặc những thỏa thuận riêng của hai bên. Phần bảo hiểm sẽ ghi rõ thông tin người thụ hưởng, điều kiện bảo hiểm, giá trị bảo hiểm.
- Commercial Arbitration: Trọng tài thương mại là cơ quan, đơn vị mà hai bên đồng ý sử dụng để phân xử khi xảy ra tranh chấp. Quyết định của trọng tài được xem là quyết định cuối cùng. Trong trường hợp trọng tài không thể phân xử thì sẽ đưa nhau ra tòa án.
Chức năng của hợp đồng thương mại
Hợp đồng thương mại là bản giao kèo giữa bên bán và bên mua. Bên bán sẽ cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên bán. Hai bên bị ràng buộc bởi những điều khoản trong hợp đồng. Hợp đồng thương mại có những chức năng chính như sau:
- Phân định rõ ràng về trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bên;
- Sử dụng để thanh toán quốc tế;
- Sử dụng để làm các chứng từ liên quan như: Commercial invoice, tờ khai hải quan;
- Là căn cứ để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
Ngoài ra, còn có rất nhiều chức năng khác của hợp đồng thương mại mà chúng tôi không để cập đến ở đây.
Phần chức năng này chúng tôi sẽ không quá đi sâu vào, vì chủ yếu là mang tính học thuật là chính. Nếu Quý vị quan tâm về phần chức năng hợp đồng thương mại vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.
Xem thêm hóa đơn thương mai là gì, vận đơn là gì, packing list là gì
Form mẫu hợp đồng thương mại file word và excel
Trên thực tế không có một form mẫu chuẩn nào cho hợp đồng bằng file word hoặc excel cả. Tuy nhiên, trong quá trình làm hàng cho khách hàng Door to Door Việt cũng đã soạn rất nhiều hợp đồng thương mại.
Sau đây, xin chia sẻ đến Quý vị một vài form mẫu hợp đồng. Quý vị có thể tải mẫu theo đường dẫn.
- Form mẫu hợp đồng thương mại file excel
- Form mẫu hợp đồng thương mại file word.
Trên đây là form mẫu hợp đồng thương mại bằng word và excel. Quý vị muốn sử dụng thì nên điều chỉnh lại nội dung và ghi rõ thêm các điều khoản thỏa thuận giữa hai bên.
Nếu Quý vị không có thời gian để soạn hợp đồng. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.
Trên đây là toàn bộ nội dung về hợp đồng thương mại là gì, nội dung chính, chức năng và form mẫu hợp đồng thương mại bằng file word và file excel. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích mà Quý vị đang tìm kiếm. Nếu thấy hay và bổ ích Quý vị có thể chia sẻ đến bạn bè và người thân để cùng tham khảo.
Mọi thắc mắc yêu cầu tư vấn dịch vụ vui lòng liên hệ về hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.
Thông tin liên hệ
Kenny (Mr.) Business Development Manager
Cell Phone: (+84) 97 380 29 39 or (+84) 886 28 8889
Email: kenny@doortodoorviet.com
Ngoài hợp đồng thương mại là gì, thì để cập nhật những bài viết hay về xuất nhập khẩu hoặc giá cước tàu, lịch tàu. Quý vị có thể theo dõi trên fanpage Door to Door Việt để được cập nhật những bài viết mới nhất.
Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !
Đánh giá bài viết
Thủ tục nhập khẩu máy phát điện
Thủ tục nhập khẩu máy phát điện generator, mã hs máy phát điện chạy động cơ dầu, máy phát điện chạy động cơ xăng, máy phát điện khí tự nhiên, máy phát điện nước, máy phát điện 1 pha, máy phát điện 3 pha, máy phát điện một chiều, máy phát điện xoay chiều, chính sách nhập khẩu, thuế nhập khẩu các loại máy phát điện
Thủ tục nhập khẩu hạt óc chó
Thủ tục nhập khẩu hạt óc chó, mã hs walnuts, thuế nhập khẩu, thuế gtgt, kiểm dịch thực vật và chính sách nhập khẩu hạt óc chó. Là những nội dung chính mà Door to Door Việt muốn chia sẻ với Quý vị.
Vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng nghiệp vụ khác gì?
Vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng hay còn gọi là vận chuyển hàng quá khổ quá tải là một nghiệp vụ khó đòi hỏi phải là đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực. Nó không như vận chuyển thông thường của hàng container hay hàng sử dụng xe tải. Dưới đây là chia sẽ về nghiệp vụ vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng.
Hàng siêu trường siêu trọng là gì? Ta tách bạch và hiểu siêu trường ( quá khổ), siêu trọng ( quá tải).
Vận chuyển hàng siêu trường ( vận chuyển hàng quá khổ) Là vận chuyển hàng không thể tháo rời khi xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau:
- Chiều dài lớn hơn 20,0 mét.
- Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét.
- Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét; đối với xe chở container lớn hơn 4,35 mét.
Ví dụ cho những mặt hàng siêu trường:
- Vận chuyển cầu trục, cổng trục
- Vận chuyển thép cấu kiện
- Vận chuyển dầm cầu
- Vận chuyển cánh quạt gió
- Vận chuyển ống thép
- Vận chuyển bồn composite
- Vận chuyển silo
- Vận chuyển bồn thép
Vận chuyển hàng siêu trọng ( vận chuyển hàng quá tải) là vận chuyển hàng không thể tháo rời khi xếp lên phương tiện vận tải có trọng tải từ 32 Tấn trở lên.
- Vận chuyển máy công trình
- Vận chuyển máy đào
- Vận chuyển máy cơ khí
- Vận chuyển cáp thép
- Vận chuyển thiết bị dầu khí
- Vận chuyển máy xây dựng
Vậy nghiệp vụ vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng như thế nào? Xác định chính xác thông tin hàng bao gồm kích thước D*R*C trọng lượng? sau đó xem xét phương thức vận chuyển phù hợp:
Đối với đường bộ: Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng bằng đường bộ là xe đầu kéo và moc chuyên dụng.
- Xe đầu kéo mooc lùn ( fooc lùn): Xe có kích thước thông dụng là dài 12m rộng 3m3 chiều cao từ 50 Cm đến 1m. Tải trọng từ 30-50 Tấn.
- Xe đầu kéo mooc sàn rút ( mooc rút): Xe có kích thước thông thường là dài 12m rộng 2m5 cao 1m5 tuy nhiên có khả năng rút dài lên đến 21m. Tải trọng 25-35 Tấn.
- Xe đầu kéo mooc thủy lực ( module thủy lực): Đây là dang mooc có nhiều module có thể nối ghép với nhau với chiều cao có cơ chế nâng lên hạ xuống, chiều rộng 3m chiều dài không hạn chế và trọng tải không hạn chế.
- Và một số loại thiết kế chuyên biệt cho vận chuyển khác cho từng mặt hàng chuyên biệt. Như mooc võng, mooc U…
Lưu ý: Đối với phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng 100% phải có giấy phép lưu hành đặc biệt cho phương tiện do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Đối với đường sông: Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng bằng đường sông là sà lan hầm, sà lan bongton, sà hã miệng. Khi vận chuyển cần lưu ý chằng buộc hàng hóa an toàn trên sà lan và do đơn vị chuyên nghiệp lashing thực hiện. Ngoài ra còn là vấn đề cơ sở hạ tầng cẩu 2 đầu bến vì lý do hàng có kích thước và trọng lượng lớn cần có cẩu có tầm với và sức nâng phù hợp.
Đối với đường biển. Đối với vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng bằng đường biển thì sẽ chia làm 3 loại cơ bản cho 3 dạng tàu vận chuyển là tàu container, tàu rời và tàu roro.
- Đối với tàu container: Khi vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng sẽ sử dụng container chuyên dụng là: Container flatrack, Container platform, Container Open top. Khi vận chuyển hàng sử dụng container chuyên dụng này vấn đề quan trọng nhất là lashing hàng hóa trên cont phải làm đúng chuẩn và đảm bảo tính cân bằng và an toàn, đặc biệt cần giấy chứng nhận lashing từ một đơn vị giám định khi đóng hàng.
- Đối với tàu rời: Khi vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng tàu hàng rời tướng đối phổ biến cho những kiện kích thước quá lớn hoặc quá nặng, và khi cẩu 2 đầu cần cẩu lớn. Vấn đề kho khăn khi vận chuyển hàng bằng tàu rời gồm việc laytime tàu và hàng phù hợp, năng lực xếp dỡ, lashing hàng hóa…
- Đối với tàu roro: Phương tiện này thường phù hợp với mặt hàng là những loại máy xây dựng, máy công trình nhập nguyên con và chạy trực tiếp lên tàu.
Đối với đa phương thức: Vận chuyển siêu trường siêu trọng đa phương thức được áp dụng vô cùng phổ biến bởi lẽ những kho khan về hạ tầng giao thông kể cả vấn đề chi phí. Thì vận chuyển đa phương thức sẽ áp dụng. Hình thức phổ biến là Xe- sà lan- sà-lan ( tàu biển)- sà lan- Xe. Những vấn đề lưu ý ở đây là:
- Xác định laytime
- Năng lực cẩu và chi phí xếp dỡ
- Lashing
- Định tuyến vận chuyển đường bộ.
- Thời gian vận chuyển.
Trên đây là tổng hợp tổng quát quá trình vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng của chúng tôi. Là đơn vị có năng lực cũng như kinh nghiệm trong vận chuyển siêu trường siêu trọng. Quý bạn đọc cũng như khách hàng có nhu cầu báo giá và tư vấn vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng vui lòng liên hệ công ty theo thông tin:
Hotline: 0912532939
Email: kenny@doortodoorviet.com
Kĩ thuật vận chuyển gỗ và làm thủ tục xuất khẩu gỗ
Gỗ mà một trong những mặt hàng thường được vận chuyển dưới dạng sơ chế (limber) như gỗ ván, các lóng gỗ vương hay dưới dạng tròn (log). Chúng có thể được chở trên tù thông thường, tàu chuyên dụng hoặc vận chuyễn gỗ bằng container cũng rất phổ biến.
Hư hỏng hàng hóa trong vận tải, nguyên nhân và cách phòng ngừa
Hư hỏng hàng hóa là tính trạng hàng hóa giao cho người nhận tại điểm dích không còn nguyên vẹn như khi nhận ban đầu hoặc không giống như trên các chứng từ vận tải (vận đơn, packing list,biên bản giao nhận …).
Thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính
Thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính, mã hs computer components, thuế nhập khẩu, thuế GTGT và chính sách nhập khẩu linh kiện máy tính. Là những nội dung chính mà Door to Door Việt muốn chia sẻ đến Quý vị trong bài viết này
Hướng dẫn đăng ký hồ sơ thương nhân ecosys
Ecosys là gì ? vì sao phải đăng ý hồ sơ thương nhân trên hệ thống ecosy ? và đăng ký hồ sơ thương nhân trên hệ thống ecosys như thế nào ?
Thủ tục nhập khẩu bếp hồng ngoại
Thủ tục nhập khẩu bếp hồng ngoại – infrared cooktop, mã hs, kiểm tra chất lượng, thuế nhập khẩu, thuế gtgt và chính sách nhập khẩu
Thủ tục nhập khẩu camera, thiết bị giám sát an ninh
Thủ tục nhập khẩu camera, mã hs camera, thuế nhập khẩu camera và chính sách nhập khẩu camera từ Trung Quốc, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản.
EXW là gì
EXW là gì, Exwork price là gì, trách nhiệm, nghĩa vụ của bên bán, bên mua, những lưu ý khi mua bán theo điều kiện EXW, có nên mua hàng giá