Chúng tôi luôn sẵn lòng đáp ứng mọi của Quý vị.

Yêu cầu báo giá của Quý vị sẽ được gửi đến bộ phần phụ trách 24/7.

Vui lòng chọn và điền thông tin theo mẫu dưới đâu:

    Close

    Skip to Content

    Category Archives: Bản tin Door to Door Việt

    Cước vận chuyển từ Hải Phòng đi Tokyo Nhật Bản đường biển container

    Cước vận chuyển từ Hải Phòng đi Tokyo, Nhật Bản; lịch tàu từ Hải Phòng đi Tokyo đường biển; những phụ phí local charges tại Hải Phòng …

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ

    Thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ safety jogger, mã hs, thuế nhập khẩu, chính sách nhập khẩu và kiểm tra chất lượng giày bảo hộ lao động. Là những nội dung chính mà Door to Door Việt sẽ chia sẻ đến quý vị trong bài viết này.

    Giày bảo hộ hay còn gọi là giày bảo hộ lao động. Được thiết kế để chống va đập, chống đâm thủng, cứa rách, chống giật điện, chống trơn trượt, chống dầu. Sử dung trong các công xưởng, công trình đảm bảo an toàn lao động cho người sử dụng.

    Giày bảo hộ lao động được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia khác nhau về Việt Nam như: Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan. Tuy được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau nhưng quy trình làm thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ lao động là giống nhau.

    Sau đây, mời Quý vị theo dõi nội dung chính của quy trình làm thủ tục nhập khẩu giàu bảo hộ, mã hs, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, chính sách nhập khẩu và kiểm tra chất lượng giày bảo hộ nhập khẩu ở bên dưới.

    Chính sách nhập khẩu giày bảo hộ

    Cũng như những mặt hàng khác thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ lao động. Được quy định trong những văn bản pháp luật sau đây:

    • Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008;
    • Công văn 5488/TCHQ-TXNK ngày 18/08/2017;
    • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
    • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
    • Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018;
    • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

    Theo những văn bản pháp luật ở trên thì có thể thấy mặt hàng giày bảo hộ không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Đối với giày bảo hộ lao động đã qua sử dụng thì thuộc danh mục cấm nhập khẩu.

    Giày bảo hộ lao động liên quan đến an toàn lao động, là hàng hóa thuộc quản lý của Bộ LĐTBXH theo thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH.

    Trên đây là những văn bản quy định về quy trình làm thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ lao động. Nếu quý vị thấy chưa đầy đủ hy vọng nhận được góp ý từ Quý vị qua hotline hoặc hotmail của chúng tôi.

    Mã hs giày bảo hộ

    Xác định mã hs là công việc quan trong nhất phải làm đầu tiên. Mã hs là chuỗi mã được quy ước chung cho từng loại mặt hàng. Quy ước này được áp dụng cho toàn thế giới. Thông thường mã hs hàng hóa giữa các quốc gia là giống nhau. Hoặc ít nhất cũng giống từ 4 đến 6 số đầu. Vì thế, khi làm thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ Quý vị nên tham khảo mã hs của người bán cung cấp.

    Sau đây, Door to Door Việt xin giới thiệu đến Quý vị bảng mã hs giày bảo hộ bên dưới.

    Mô tả Mã hs Thuế NK ưu đãi

    (%)

    Thuế GTGT
    Giày bảo hộ đế liên thân
    Mã hs giày bảo hộ bằng cao su hoặc plastics, có mũi gắn kim loại, mũi giày không lắp ghép với đế giày. 64011000 30 8
    Giày bảo hộ có đế ngoài và mũi bằng plastics, cao su
    Mã hs giày bảo hộ có đế ngoài và mũi bằng cao su hoặc plastics. Giày cổ cao quá mắt cá chân. Mũi giày được gắn kim loại bảo hộ. 64029191 30 8
    Mã hs giày bảo hộ có đế ngoài và mũi bằng cao su hoặc plastics. Giày cổ cao quá mắt cá chân khác. 64029199 30 8
    Mã hs giày bảo hộ có đế ngoài và mũi bằng cao su hoặc plastics. Mũi giày được gắn kim loại bảo hộ. 64029910 30 8
    Mã hs giày bảo hộ có đế ngoài và mũi bằng cao su hoặc plastics khác. 64029990 30 8
    Giày bảo hộ có đế bằng plastics, cao su, thuộc da
    Mã hs giày bảo hộ có đế ngoài bằng cao su, plastics, thuộc da. Có mũi gắn kim loại bảo vệ. 64034000 30 8
    Mã hs giày bảo hộ có đế ngoài bằng cao su, plastics, thuộc da. Giày cổ cao quá mắt cá chân, có đế bằng gỗ, có mũi gắn kim loại bảo vệ. 64039110 30 8
    Mã hs giày bảo hộ có đế ngoài bằng cao su, plastics, thuộc da. Có đế bằng gỗ, có mũi gắn kim loại bảo vệ khác. 64039190 30 8

    Mức thuế suất nhập khẩu ở trên là mức thuế nhập khẩu ưu đãi. Ngoài ra, còn có mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Mức thuế ưu đãi đặc biệt áp dụng cho những mặt hàng được nhập khẩu từ những quốc gia và vùng lãnh thổ và Việt Nam ký hiệp định thương mại. Để áp được mức thuế ưu đãi đặc biệt thì hàng nhập khẩu phải có chứng nhận xuất xứ đúng mẫu.

    Nếu Quý vị chưa hiểu về mã hs, giấy chứng nhận xuất xứ và thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

    Thuế nhập khẩu giày bảo hộ

    Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà người nhập khẩu phải hoàn thành đối với nhà nước. Thuế nhập khẩu được xem như là chi phí và được cộng trực tiếp vào giá vốn hàng bán. Thuế nhập khẩu giày bảo hộ có hai loại đó là thuế nhập khẩu và thuế gtgt.

    Để xác định được thuế nhập khẩu cho giày bảo hộ, Quý vị có thể tham khảo cách tính thuế dưới đây:

    • Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức: 

    Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

    Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng, cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.

    • Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:

    Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất.

    Theo công thức trên thì thuế nhập khẩu giày bảo hộ phụ thuộc vào mã hs đã được chọn. Mức thuế nhập khẩu có hai loại đó mà thuế nhập khẩu ưu đãi và mức thuế ưu đãi đặc biệt. 

    Mức thuế ưu đãi đặc biệt là mức thuế áp cho những quốc gia, vùng lãnh thông mà Việt Nam có ký hiệp định thương mại như: Đông  Âu, Châu  Âu, Mỹ, Chile, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Asean. Vì thế, khi đàm phán trong giao dịch thì người mua nên yêu cầu người bán cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ.

    Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu

    Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ nói riêng, các mặt hàng thông thường khác nói chung. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

    Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ gồm những chứng từ sau đây:

    • Tờ khai hải quan;
    • Vận đơn (Bill of lading);
    • Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
    • Hợp đồng thương mại (Sale contract);
    • Danh sách đóng gói (Packing list);
    • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng;
    • Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có;
    • Catalog (nếu có).

    Trong bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ nói trên. Những chứng từ quan trọng nhất bao gồm: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn, hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng. Đối với những chứng từ khác thì sẽ phải bổ sung khi có yêu cầu từ phía hải quan.

    Ngoài ra, chứng nhận xuất xứ là chứng từ không bắt buộc trong bộ hồ sơ nhập khẩu. Tuy nhiên, chứng nhận xuất xứ sẽ là chứng từ sử dụng để áp mức thuế ưu đãi đặc biệt.

    Trên đây là toàn bộ những chứng từ cần thiết để làm thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ. Nếu quý vị chưa hiểu được hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

    Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng

    Giày bảo hộ lao động thuộc vào nhóm hàng phải đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu. Thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng được quy định tại Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH.

    Sau đây, Door to Door Việt xin giới thiệu đến Quý vị các bước đăng ký kiểm tra chất lượng nhập khẩu giày bảo hộ.

    Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ

    Bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng giày bảo hộ được quy định trong Nghị định 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018. Sau khi có đầy đủ bộ hồ sơ thì có thể đến Sở lao động thương binh xã hội để đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.

    Bước 2: Nhận xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng

    Khi nhận được hồ sơ đăng ký từ doanh nghiệp trong vòng 2-3 ngày làm việc. Sở lao động thương binh xã hội sẽ xác nhận đơn đăng ký. Có đơn đăng ký thì có thể tiến hành mở tờ khai hải quan và làm các bước mang hàng về bảo quản.

    Bước 3: Kiểm tra chất lượng máy

    Sở lao động thương binh xã hội sẽ không trực tiếp kiểm tra chất lượng. Các tổ chức được cấp phép kiểm tra chuyên ngành cho giày bảo hộ mới được phép kiểm tra. Doanh nghiệp sẽ đăng ký lên các tổ chức hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng. Sau khi, nhận hồ sơ đăng ký thì các đơn vị kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng.

    Bước 4: Bổ sung kết quả hợp chuẩn hợp quy

    Sau khi, kiểm tra chất lượng theo các tiêu chuẩn theo quy định. Tổ chức kiểm tra sẽ ra quyết định và cấp chứng thư đặt chuẩn. Có chứng thư này thì sẽ bổ sung cho phía bên Sở lao động thương binh xã hội. Lúc này có thể đưa kết quả xác nhận để bổ sung cho hải quan và thông quan hàng hóa.

    Trên đây là bốn bước cơ bản để làm thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu giày bảo hộ. Quý vị vui lòng liên hệ tới hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

    Quy trình làm thủ tục nhập khẩu

    Quy trình làm thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ được quy định rất cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. 

    Sau đây, Door to Door Việt xin được chia sẽ đến Quý vị quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ lao động.

    Bước 1: Khai tờ khai hải quan

    Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs code giày bảo hộ. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

    Bước 2: Mở tờ khai hải quan

    Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.

    Bước 3. Thông quan tờ khai hải quan

    Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để mang hàng về kho bảo quản.

    Bước 4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

    Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang về kho. Sau khi có kết quả kiểm tra chất lượng thì bổ sung hồ sơ cho hải quan để thông quan hàng hóa.

    Trên đây là toàn bộ bốn bước làm thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ. Ngoài ra còn có nhiều chi tiết nghiệp vụ chúng tôi không để cập ở trên. Để hiểu hết về quý trình các bước vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

    Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu

    Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ lao động. Chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm xin được chia sẻ đến Quý vị. Khi làm thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ cần lưu ý những điểm sau:

    • Giày bảo hộ khi nhập khẩu phải làm kiểm tra chất lượng.
    • Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành khi làm thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ.
    • Giày bảo hộ đã qua sử dụng thuộc diện hàng hóa cấm nhập khẩu.
    • Kiểm tra chất lượng tiến hành song song khi làm thủ tục nhập khẩu
    • Đối với giày bảo hộ lao động nhập khẩu gia công, tạm nhập tái xuất, quá cảnh thì không làm kiểm tra chất lượng.

    Đó là những lưu ý mà chúng tôi muốn chia sẻ đến Quý vị khi làm thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ. Nếu quý vị thấy bổ ích thì vui long chia sẻ bài viết đến bạn bè cùng tham khảo. Có điểm nào chưa phù hợp mong Quý vị phản hồi tới chúng tôi để chúng tôi hoàn thiện bài viết hơn.

    Trên đây là toàn bộ quy trình làm thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ, mã hs, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, chính sách nhập khẩu và kiểm tra chất lượng mặt hàng giày bảo hộ. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích mà quý vị đang tìm kiếm.

    Mọi thắc mắc, yêu cầu báo giá dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

    Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu găng tay bảo hộ

    Thông tin liên hệ

    Kenny (Mr.): Business Development Manager

    Cell Phone: (+84) 973 802 939 or (+84) 886 28 8889

    Email: kenny@doortodoorviet.com

    Ngoài thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ, thì để cập nhật những bài viết mới nhất về lịch tàu từ Việt Nam đi các nước trên thế giới, hoặc những kiến thức về XNK, quý vị có thể theo dõi trên fanpage Door to Door Việt của chúng tôi.

    Trân trọng cảm ơn quý vị đã theo dõi !

     

    Đánh giá bài viết

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ lao động

    Thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ, mã hs, thuế nhập khẩu, chính sách nhập khẩu và kiểm tra chất lượng ủng bảo hộ lao động. Là những nội dung chính mà Door to Door Việt sẽ chia sẻ đến quý vị trong bài viết này.

    Ủng bảo hộ hay còn gọi là ủng bảo hộ lao động. Được thiết kế để chống va đập, chống đâm thủng, cứa rách, chống giật điện, chống trơn trượt, chống dầu. Sử dung trong các công xưởng, công trình đảm bảo an toàn lao động cho người sử dụng.

    Ủng bảo hộ lao động được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia khác nhau về Việt Nam như: Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan. Tuy được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau nhưng quy trình làm thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ lao động là giống nhau.

    Sau đây, mời Quý vị theo dõi nội dung chính của quy trình làm thủ tục nhập khẩu giàu bảo hộ, mã hs, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, chính sách nhập khẩu và kiểm tra chất lượng ủng bảo hộ nhập khẩu ở bên dưới.

    Chính sách nhập khẩu ủng bảo hộ

    Cũng như những mặt hàng khác thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ lao động. Được quy định trong những văn bản pháp luật sau đây:

    • Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008;
    • Công văn 5488/TCHQ-TXNK ngày 18/08/2017;
    • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
    • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
    • Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018;
    • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

    Theo những văn bản pháp luật ở trên thì có thể thấy mặt hàng ủng bảo hộ không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Đối với ủng bảo hộ lao động đã qua sử dụng thì thuộc danh mục cấm nhập khẩu. Khi nhập khẩu ủng bảo hộ lao động cần phải lưu ý những điểm sau:

    • Ủng bảo hộ lao động phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu;
    • Khi nhập khẩu ủng bảo hộ lao động phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP;
    • Xác định đúng mã hs để xác định đúng thuế và tránh bị phạt.

    Trên đây là những văn bản quy định về quy trình làm thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ lao động. Nếu quý vị thấy chưa đầy đủ hy vọng nhận được góp ý từ Quý vị qua hotline hoặc hotmail của chúng tôi.

    Dán nhãn hàng nhập khẩu

    Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ lao động.

    Nội dung nhãn mác

    Ngoài việc phải dán nhãn thì nội dung nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng ủng bảo hộ lao động, thì nội dung của một nhãn mác đầy đủ gồm những thông tin sau:

    • Thông tin của người nhà xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty);
    • Thông tin của người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty);
    • Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa;
    • Công suất, năm sản xuất;
    • Xuất xứ hàng hóa.

    Đó là những nội dung nhãn cơ bản cần phải được dán lên hàng hóa. Những thông tin được thể hiện phải sử dụng tiếng anh hoặc các thứ tiếng khác phải có dịch thuật. Khi làm thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ nếu gặp phải luồng đỏ, thì hải quan kiểm hóa sẽ rất chú trọng đến nội dung nhãn ở bên trên.

    Vị trí dán nhãn trên hàng hóa

    Dán nhãn lên hàng hóa là cần thiết, tuy nhiên dán đúng vị trí mới quan trọng hơn. Khi nhập khẩu thì nhãn hàng hóa cần được dán lên các bề mặt của kiện hàng như: Trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm. Hoặc bất kỳ chỗ nào miễn sao tiện kiểm tra và dễ nhìn thấy. Việc dán nhãn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm được thời gian kiểm hóa khi làm thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ lao động các loại các loại.

    Đối với hàng hóa bán lẻ trên thị trường thì cần phải thể hiện thêm nhiều thông tin khác nữa. Như nhà sản xuất, định lượng của hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất, cảnh báo an toàn.

    Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn

    Dán nhãn lên hàng hóa là bắt được theo quy định của pháp luật. Nếu trên hàng hóa không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn hàng hóa bị sai. Thì nhà nhập khẩu phải đối mặt với những rủi ro sau:

    • Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
    • Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ sẽ bị bác bỏ;
    • Hàng hóa dễ bị thất lạc, bị hư hỏng do không có nhãn cảnh báo cho xếp dỡ, vận chuyển.

    Với những rủi ro trên thì chúng tôi khuyến nghị Quý vị nên dán nhãn lên hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ lao động. Nếu Quý vị chưa hiểu được hết về những quy định về nhãn hàng hóa. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

    Mã hs ủng bảo hộ

    Xác định mã hs là công việc quan trong nhất phải làm đầu tiên. Mã hs là chuỗi mã được quy ước chung cho từng loại mặt hàng. Quy ước này được áp dụng cho toàn thế giới. Thông thường mã hs hàng hóa giữa các quốc gia là giống nhau. Hoặc ít nhất cũng giống từ 4 đến 6 số đầu. Vì thế, khi làm thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ Quý vị nên tham khảo mã hs của người bán cung cấp.

    Sau đây, Door to Door Việt xin giới thiệu đến Quý vị bảng mã hs ủng bảo hộ bên dưới.

    Mô tả Mã hs Thuế NK ưu đãi

    (%)

    Thuế GTGT
    Mã hs ủng bảo hộ có đế ngoài và mũi bằng cao su hoặc plastics. ủng cổ cao quá mắt cá chân. Mũi ủng được gắn kim loại bảo hộ. 64029191 30 8
    Mã hs ủng bảo hộ có đế ngoài và mũi bằng cao su hoặc plastics. ủng cổ cao quá mắt cá chân khác. 64029199 30 8
    Mã hs ủng bảo hộ có đế ngoài bằng cao su, plastics, thuộc da. ủng cổ cao quá mắt cá chân, có đế bằng gỗ, có mũi gắn kim loại bảo vệ. 64039110 30 8

    Mức thuế suất nhập khẩu ở trên là mức thuế nhập khẩu ưu đãi. Ngoài ra, còn có mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Mức thuế ưu đãi đặc biệt áp dụng cho những mặt hàng được nhập khẩu từ những quốc gia và vùng lãnh thổ và Việt Nam ký hiệp định thương mại. Để áp được mức thuế ưu đãi đặc biệt thì hàng nhập khẩu phải có chứng nhận xuất xứ đúng mẫu.

    Thuế nhập khẩu ủng bảo hộ

    Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà người nhập khẩu phải hoàn thành đối với nhà nước. Thuế nhập khẩu được xem như là chi phí và được cộng trực tiếp vào giá vốn hàng bán. Thuế nhập khẩu ủng bảo hộ có hai loại đó là thuế nhập khẩu và thuế gtgt.

    Để xác định được thuế nhập khẩu cho ủng bảo hộ, Quý vị có thể tham khảo cách tính thuế dưới đây:

    • Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức: 

    Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

    Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng, cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.

    • Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:

    Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất.

    Theo công thức trên thì thuế nhập khẩu ủng bảo hộ phụ thuộc vào mã hs đã được chọn. Mức thuế nhập khẩu có hai loại đó mà thuế nhập khẩu ưu đãi và mức thuế ưu đãi đặc biệt. 

    Mức thuế ưu đãi đặc biệt là mức thuế áp cho những quốc gia, vùng lãnh thông mà Việt Nam có ký hiệp định thương mại như: Đông  Âu, Châu  Âu, Mỹ, Chile, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Asean. Vì thế, khi đàm phán trong giao dịch thì người mua nên yêu cầu người bán cung cấp ủng chứng nhận xuất xứ.

    Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu

    Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ nói riêng, các mặt hàng thông thường khác nói chung. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

    Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ gồm những chứng từ sau đây:

    • Tờ khai hải quan;
    • Vận đơn (Bill of lading);
    • Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
    • Hợp đồng thương mại (Sale contract);
    • Danh sách đóng gói (Packing list);
    • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng;
    • Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có;
    • Catalog (nếu có).

    Trong bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ nói trên. Những chứng từ quan trọng nhất bao gồm: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn, hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng. Đối với những chứng từ khác thì sẽ phải bổ sung khi có yêu cầu từ phía hải quan.

    Ngoài ra, chứng nhận xuất xứ là chứng từ không bắt buộc trong bộ hồ sơ nhập khẩu. Tuy nhiên, chứng nhận xuất xứ sẽ là chứng từ sử dụng để áp mức thuế ưu đãi đặc biệt.

    Trên đây là toàn bộ những chứng từ cần thiết để làm thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ. Nếu quý vị chưa hiểu được hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

    Quy trình làm thủ tục nhập khẩu

    Quy trình làm thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ được quy định rất cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. 

    Sau đây, Door to Door Việt xin được chia sẽ đến Quý vị quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ lao động.

    Bước 1: Khai tờ khai hải quan

    Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs code ủng bảo hộ. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

    Bước 2: Mở tờ khai hải quan

    Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.

    Bước 3. Thông quan tờ khai hải quan

    Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để mang hàng về kho bảo quản.

    Bước 4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

    Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang về kho. Sau khi có kết quả kiểm tra chất lượng thì bổ sung hồ sơ cho hải quan để thông quan hàng hóa.

    Trên đây là toàn bộ bốn bước làm thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ. Ngoài ra còn có nhiều chi tiết nghiệp vụ chúng tôi không để cập ở trên. Để hiểu hết về quý trình các bước vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

    Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng

    ủng bảo hộ lao động thuộc vào nhóm hàng phải đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu. Thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng được quy định tại Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH.

    Sau đây, Door to Door Việt xin giới thiệu đến Quý vị các bước đăng ký kiểm tra chất lượng nhập khẩu ủng bảo hộ.

    Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ

    Bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng ủng bảo hộ được quy định trong Nghị định 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018. Sau khi có đầy đủ bộ hồ sơ thì có thể đến Sở lao động thương binh xã hội để đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.

    Bước 2: Nhận xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng

    Khi nhận được hồ sơ đăng ký từ doanh nghiệp trong vòng 2-3 ngày làm việc. Sở lao động thương binh xã hội sẽ xác nhận đơn đăng ký. Có đơn đăng ký thì có thể tiến hành mở tờ khai hải quan và làm các bước mang hàng về bảo quản.

    Bước 3: Kiểm tra chất lượng

    Sở lao động thương binh xã hội sẽ không trực tiếp kiểm tra chất lượng. Các tổ chức được cấp phép kiểm tra chuyên ngành cho ủng bảo hộ mới được phép kiểm tra. Doanh nghiệp sẽ đăng ký lên các tổ chức hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng. Sau khi, nhận hồ sơ đăng ký thì các đơn vị kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng.

    Bước 4: Bổ sung kết quả hợp chuẩn hợp quy

    Sau khi, kiểm tra chất lượng theo các tiêu chuẩn theo quy định. Tổ chức kiểm tra sẽ ra quyết định và cấp chứng thư đặt chuẩn. Có chứng thư này thì sẽ bổ sung cho phía bên Sở lao động thương binh xã hội. Lúc này có thể đưa kết quả xác nhận để bổ sung cho hải quan và thông quan hàng hóa.

    Trên đây là bốn bước cơ bản để làm thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu ủng bảo hộ. Quý vị vui lòng liên hệ tới hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

    Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu

    Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ lao động. Chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm xin được chia sẻ đến Quý vị. Khi làm thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ cần lưu ý những điểm sau:

    • ủng bảo hộ khi nhập khẩu phải làm kiểm tra chất lượng.
    • Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành khi làm thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ.
    • ủng bảo hộ đã qua sử dụng thuộc diện hàng hóa cấm nhập khẩu.
    • Kiểm tra chất lượng tiến hành song song khi làm thủ tục nhập khẩu
    • Đối với ủng bảo hộ lao động nhập khẩu gia công, tạm nhập tái xuất, quá cảnh thì không làm kiểm tra chất lượng.

    Đó là những lưu ý mà chúng tôi muốn chia sẻ đến Quý vị khi làm thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ. Nếu quý vị thấy bổ ích thì vui long chia sẻ bài viết đến bạn bè cùng tham khảo. Có điểm nào chưa phù hợp mong Quý vị phản hồi tới chúng tôi để chúng tôi hoàn thiện bài viết hơn.

    Trên đây là toàn bộ quy trình làm thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ, mã hs, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, chính sách nhập khẩu và kiểm tra chất lượng mặt hàng ủng bảo hộ. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích mà quý vị đang tìm kiếm.

    Mọi thắc mắc, yêu cầu báo giá dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

    Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu giày bảo hộ

    Thông tin liên hệ

    Kenny (Mr.): Business Development Manager

    Cell Phone: (+84) 973 802 939 or (+84) 886 28 8889

    Email: kenny@doortodoorviet.com

    Ngoài thủ tục nhập khẩu ủng bảo hộ, thì để cập nhật những bài viết mới nhất về lịch tàu từ Việt Nam đi các nước trên thế giới, hoặc những kiến thức về XNK, quý vị có thể theo dõi trên fanpage Door to Door Việt của chúng tôi.

    Trân trọng cảm ơn quý vị đã theo dõi !

     

    Đánh giá bài viết

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu dây đai an toàn

    Thủ tục nhập khẩu dây đai an toàn safety belt, mã hs, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, chính sách nhập khẩu và kiểm tra chất lượng dây đai an toàn nhập khẩu

    0 Continue Reading →

    Phân biệt giữa vận đơn chính (MBL) và vận đơn phụ (HBL)

    Door to Door Việt đã có bài viết về vận đơn các bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về vận đơn (xem chi tiết). Hôm nay, chúng tôi làm rõ nhưng điểm khác biệt giữa HBL (House bill of lading) và MBL (Master bill of lading) và những lý do vì sao xuất hiện HBL và MBL, trong trường hợp nào thì sử dụng chúng.

    0 Continue Reading →

    Thủ tục xuất nhập khẩu tôn cuộn cán nóng và cách đóng tôn cuộn vào container

    thép nhập về khác nhau trong đó tôn cuộn chiếm tỷ trọng không hề nhỏ, về thép các loại khác chúng tôi đã có bài viết riêng (xem thêm chi tiết). Trong bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ hai vấn đề một là thủ tục nhập khẩu hàng tôn cán nóng, hai là những lưu ý khi vận chuyển mặt hằng tôn cuộn.

    0 Continue Reading →

    Các bước lên tờ khai hàng xuất bằng Ecus 5

    Lên tờ khai là công việc đầu tiên của việc làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, lên tờ khai hàng xuất đơn giản hơn rất nhiều với lên tờ khai hàng nhập.
    Trong bài viết này Door to Door Việt sẽ chia sẽ cho các bạn các bước lên tờ khai hàng xuất, và những điều cần lưu ý khi truyền tờ khai hàng xuất khẩu.
    Dựa vào các thông tin lấy ra từ bộ chứng từ, người khai quan sẽ tiến hành lên tờ khai theo các bước sau.

    0 Continue Reading →

    Cước vận chuyển Hải Phòng đi Shibushi, Nhật Bản đường biển

    cước vận chuyển từ Hải Phòng đi Shibushi, lịch tàu hải phòng đi Shibushi, phụ phí local charges tại Hải Phòng

    0 Continue Reading →

    Danh sách các cảng trên thế giới

    Thế giới có trên 12800 cảng biển chiếm phần đa trong số đó là Đức có hơn 600 cảng lớn nhỏ, Theo Quyết định số 1433/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải công bố Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam ban hành ngày 21/4/2014, tính đến nay, Việt Nam có 228 bến cảng thuộc 29 cảng biển. Cảng Cát Lái hiện là cảng container quốc tế lớn và hiện đại nhất Việt Nam tại Quận 2- TP HCM, lọt Top 25 cảng hàng đầu thế giới với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 85% khu vực phía Nam và gần 50% thị phần cả nước.

    Một số thuật ngữ cần nắm:

    (1) Cảng thuỷ nội địa là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt thiết bị cho phương tiện thủy, tàu biển ra, vào neo đậu, xếp, dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
    (2) Bến thuỷ nội địa là vị trí công trình được xây dựng, lắp đặt thiết bị cho phương tiện thủy ra, vào, neo đậu, xếp dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách. Bến thủy nội địa bao gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến chuyên dùng, bến khách ngang sông và bến dân sinh.
    (3) Cảng, bến hàng hoá là cảng, bến thủy nội địa chuyên xếp, dỡ hàng hóa và thực hiện các dịch vụ khác (nếu có).
    (4) Cảng, bến hành khách là cảng, bến thuỷ nội địa chuyên đón, trả hành khách lên xuống phương tiện chở khách và thực hiện các dịch vụ khác (nếu có).

    Chúng tôi đã lên danh sách các cảng, ký mã hiệu cảng, ký mã hiệu nước.

    Hướng dẫn sử dụng:

    • Nếu bạn muốn tìm bất kỳ cảng nào trên thế giới thì nhấn tổ hợp phím Crtl + F, sau đó nhập thông tin bạn muốn tìm kiếm vào
    Danh sach các cảng

    [sgmb id=2]

    0 Continue Reading →

    Thủ tục xuất khẩu oxit nhôm (cát nâu oxit)

    Thủ tục xuất khẩu oxit nhôm – cát nâu, thủ tục nhập khẩu oxit nhôm, mã hs oxit nhôm, hồ sơ nhập khẩu oxit nhôm, hồ sơ xuất khẩu cát nâu.

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu tã, bỉm

    Thủ tục nhập khẩu tã diapers, mã hs bỉm trẻ em, người lớn, thuế nhập khẩu, thuế gtgt và chính sách nhập khẩu bỉm, tã

    0 Continue Reading →

    Cước vận chuyển hàng hóa từ Hồ Chí Minh đi Melbourne

    Cước vận chuyển hàng hóa từ Hồ Chí Minh đi Melbourne hàng nguyên container FCL, hàng lẻ LCL, lịch tàu và những phụ phí local charges tại cảng Cát Lái, HCM. Là những nội dung chính mà Door to Door Việt muốn được chia sẻ trong bài viết này.

    0 Continue Reading →

    Cước vận chuyển hàng hóa từ Hồ Chí Minh đi Đức

    Cước vận chuyển hàng hóa từ Hồ Chí Minh đi Đức đường biển container, hàng lẻ, đường không, lịch tàu và những lưu ý khi xuất hàng đi Đức

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu thịt bò

    Thủ tục nhập khẩu thịt bò, tra mã hs thịt bò, thuế nhập khẩu thịt bò, chính sách nhập khẩu thịt bò và kiểm dịch động vật thịt bò

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu thịt dê

    Thủ tục nhập khẩu thịt dê, kiểm dịch động vật thịt dê, mã hs thịt dê, thuế nhập khẩu thịt dê, chính sách nhập khẩu và nhiệt độ bảo quản thịt

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu thịt cừu

    Thủ tục nhập khẩu thịt cừu, kiểm dịch động vật thịt cừu, mã hs thịt cừu, thuế nhập khẩu thịt cừu, chính sách nhập khẩu thịt cừu. Là những nội dung chính mà Door to Door Việt sẽ chia sẻ đến quý vị.

    Cừu được xếp vào vật nuôi gia súc trong thủ tục nhập khẩu. Cừu là những vật nuôi khá quen thuộc đối với người Việt Nam, nhưng khi nói về thủ tục nhập khẩu thịt cừu thì không phải ai cũng biết. Thịt cừu được nhập khẩu vào Việt Nam từ rất nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Úc, New zealand…

    Door to Door Việt sẽ làm rõ chi tiết về chính sách nhập khẩu, tra cứu mã hs thịt cừu, thuế nhập khẩu, Bộ hồ sơ nhập khẩu và các bước thông quan nhập khẩu thịt cừu.

    Chính sách nhập khẩu thịt cừu

    Thủ tục nhập khẩu thịt cừu nói riêng, thịt gia súc nói chung được quy định bởi những văn bản sau đây:

    • Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015
    • Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 1/7/2015
    • Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016
    • Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017
    • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi  bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
    • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018

    Từ những văn bản quy phạm pháp luật ở trên chúng ta có thể thấy mặt hàng thịt cừu là những mặt hàng bình thường, không thuộc vào danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu.

    Tuy nhiên, khi nhập khẩu thịt cừu phải làm kiểm dịch động vật trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

    Đối với thủ tục nhập khẩu cừu sống nguyên con thì có hai dạng nhập về để nuôi hoặc nhập về để làm giống. Chúng tôi đã có bài đăng khác về trường hợp này, quý vị tìm đọc trên web chúng tôi.

    Tra mã hs thịt cừu

    Để xác định được chính sách cho thủ tục nhập khẩu thịt cừu. Thì quý vị phải xác định được đúng mã hs thịt cừu. Mã hs thịt cừu và các sản phẩm từ cừu tươi hoặc đông lạnh được quy áp vào chương 2 trong biểu thuế xuất nhập khẩu.

    Mã hs thịt cừu và các sản phẩm từ như sau:

    Mô tả Mã hs Thuế NK ưu đãi

    (%)

    ACFTA

    (form E)

    (%)

    ATIGA

    (form D)

    (%)

    Thịt cừu non cả con và nửa con, tươi hoặc ướp lạnh 02041000 7 0 0

    Mã hs thịt cừu, tươi hoặc ướp lạnh:

           
    • Thịt cả con hoặc nửa con
    02042100 7 0 0
    • Thịt mông đùi (hams), thịt vai và các mảnh của chúng, có xương
    02042200 7 0 0
    • Thịt bộ phận khác
    02042300 7 0 0
    Mã hs thịt cừu non, cả con và nửa con, đông lạnh 02043000 7 0 0

    Mã hs thịt cừu đông lạnh.

           
    • Thịt cả con và nửa con
    02044100 7 0 0
    • Thịt pha có xương khác
    02044200 7 0 0
    • Thịt lọc không xương
    02044300 7 0 0

    Phụ phẩm ăn được động vật họ cừu

           
    • Của động vật họ cừu, tươi hoặc ướp lạnh
    02068000 10 0 0
    • Của động vật họ cừu, đông lạnh
    02069000 10 0 0

    Trên đây là toàn bộ mã hs thịt cừu và sản phẩm ăn được từ cừu. Thuế suất trên đây là cho thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cho ACFTA (form E) và ATIGA (form D). Đối với những ℅ form mẫu khác quý vị có thể kiểm tra thêm trên biểu thuế xuất nhập khẩu.

    Thuế nhập khẩu thịt cừu

    Khi làm thủ tục nhập khẩu thịt cừu, để xác định được thuế nhập khẩu thịt cừu thì phải xác định được mã hs cho loại thịt cừu mình nhập khẩu.

    Thuế nhập khẩu thịt cừu có hai loại đó là: Thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu.

    Thuế nhập khẩu thịt cừu phụ thuộc vào mã hs được chọn ở trên. Tùy vào đặc điểm của hàng hóa để chọn mã hs phù hợp.

    Thuế GTGT nhập khẩu của mặt hàng thịt cừu và sản phẩm ăn được từ cừu là 0%. Theo quy định tại luật thuế VAT số 01/VBHN-VPQH ngày 28/04/2016.

    Để xác định được số thuế nhập khẩu quý vị tham khảo cách tính thuế nhập thịt cừu và thuế GTGT nhập khẩu như sau:

    • Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức: 

    Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

    • Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức :

    Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x 10%.

    Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.

    Để xác định được chính xác thuế nhập khẩu thịt cừu. Quý vị có thể liên hệ trực tiếp đến chúng tôi để được tư vấn.

    Bộ hồ sơ nhập khẩu thịt cừu

    Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thịt cừu gồm những chứng từ sau đây:

    • Tờ khai hải quan
    • Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
    • Vận đơn (Bill of lading)
    • Danh sách đóng gói (Packing list)
    • Hợp đồng thương mại (Sale contract)
    • Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có
    • Health certificate
    • Đăng ký kiểm dịch động vật và kết quả kiểm dịch sau khi có kết quả.

    Những chứng trên thì quan trọng nhất khi làm thủ tục nhập khẩu thịt cừu là: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn và đăng ký kiểm dịch. Sau khi có kết quả kiểm dịch thì bổ sung kết quả để thông quan hàng hóa.

    Health certificate không phải là chứng từ bắt buộc trong hồ sơ nhập khẩu. Nhưng sẽ bắt buộc khi đăng ký kiểm dịch động vật thịt cừu. Chứng từ này rất quan trọng trong khi làm đăng ký kiểm dịch nên phải lưu ý.

    Đối với chứng từ làm thủ tục nhập khẩu, nếu có yêu cầu từ phía hải quan. Thì quý vị phải bổ sung thêm chứng từ, không chỉ những chứng từ trên mà còn những chứng từ khác theo yêu cầu riêng của hải quan.

    Quy trình nhập khẩu thịt cừu

    Đối với thủ tục nhập khẩu thịt cừu và các sản phẩm ăn được từ cừu thì phải làm kiểm dịch động vật. Quy trình nhập khẩu thịt cừu gồm các bước sau đây:

    Bước 1: Khai tờ khai hải quan

    Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

    Bước 2: Đăng ký kiểm dịch và mở tờ khai hải quan

    Sau khi có tờ khai hải quan thì có thể đăng ký kiểm dịch trên hệ thống một cửa quốc gia. Trong trường hợp đăng ký bổ hồ sơ giấy thì sẽ đăng ký trực tiếp tại cục thú y.

    Cả hai trường hợp đăng ký kiểm dịch ở trên hải quan đều chấp nhận hồ sơ đăng ký kiểm dịch.

    Sau khi có Đơn khai báo kiểm dịch có xác nhận của cơ quan kiểm dịch thì có thể mở tờ khai nhập khẩu.

    Tùy thuộc vào luồng tờ khai xanh, vàng, đỏ sẽ tiến hành các bước thông quan theo quy định. Lấy mẫu kiểm dịch sẽ tiến hành song song khi làm thủ tục nhập khẩu thịt cừu.

    Đối với quy trình kiểm dịch thịt cừu nó rất nhiều bước và nhiều chứng từ. Quý vị vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

    B3. Thông quan tờ khai hải quan

    Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa. 

    B4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

    Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho.

    Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu thịt cừu

    Khi tiến hành thủ tục nhập khẩu thịt cừu quý vị cần phải lưu ý những điểm sau đây:

    • Nhập khẩu thịt cừu phải làm kiểm dịch, yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp Health certificate.
    • Đối với động vật sống ( cừu sống) thì phải có giấy phép nhập khẩu của bộ nông nghiệp.
    • Thuế giá trị gia tăng nhập khẩu thịt cừu là 0%
    • Tờ khai chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước.
    • Là mặt hàng đông lạnh, phí lưu cont và phí căm điện sẽ rất cao, nên làm đăng ký kiểm dịch trước khi nhập khẩu.

    Bài viết trên là tổng hợp toàn bộ thủ tục nhập khẩu thịt cừu, đăng ký kiểm dịch động vật thịt cừu, tra mã hs thịt cừu và thuế nhập khẩu thịt cừu. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin mà quý vị đang tìm kiếm.

    Mọi thắc mắc, yêu cầu tư vấn dịch vụ quý vị vui lòng liên hệ về hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

    Thông tin liên hệ

    Kenny (Mr..)  – Overseas Business Development Manager

    Cell Phone : (+84) 886 28 8889 or (+84) 91253 29 39

    Email: kenny@doortodoorviet.com

    Ngoài thủ tục nhập khẩu thịt cừu thì để cập nhật những bài viết hay về xuất nhập khẩu hoặc giá cước tàu; lịch tàu quý vị có thể theo dõi trên fanpage Door to Door Việt để được cập nhật những bài viết mới nhất.

    Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !

     

    Đánh giá bài viết

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu thịt trâu

    Thủ tục nhập khẩu thịt trâu, kiểm dịch động vật thịt trâu , tra mã hs thịt trâu, thuế nhập khẩu thịt trâu, và chính sách nhập khẩu

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu vận thăng

    Thủ tục nhập khẩu vận thăng hoist, mã hs, thuế nhập khẩu, thuế gtgt, chính sách nhập khẩu và kiểm tra chất lượng vận thăng

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu kính bảo hộ

    Thủ tục nhập khẩu kính bảo hộ mắt, mã hs, thuế nhập khẩu, thuế gtgt, chính sách nhập khẩu và kiểm tra chất lượng kính bảo vệ mắt

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu thịt ngỗng

    Thủ tục nhập khẩu thịt ngỗng, kiểm dịch động vật thịt ngỗng, mã hs thịt ngỗng, thuế nhập khẩu thịt ngỗng, nhiệt độ bảo quản thịt ngỗng…

    0 Continue Reading →

    Welcome to Door to Door Viet