Chúng tôi luôn sẵn lòng đáp ứng mọi của Quý vị.

Yêu cầu báo giá của Quý vị sẽ được gửi đến bộ phần phụ trách 24/7.

Vui lòng chọn và điền thông tin theo mẫu dưới đâu:

     

    Skip to Content

    Category Archives: Bản tin Door to Door Việt

    Seal là gì, nguyên container nguyên seal là gi

    Seal được ví như là ổ khóa và container như là cái rương. Một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong giao nhận vận tải hàng container là “ nguyên container, nguyên seal” thứ hai là thuật ngữ “ Shipper’s load, count and seal”, chúng ta có thể tầm quan trọng của cái seal.

    0 Continue Reading →

    Cước vận chuyển từ Hồ Chí Minh đi Hakata đường biển container

    Cước vận chuyển từ Hồ Chí Minh đi Hakata đường biển, lịch tàu Hồ Chí Minh đi Hakata và những phụ phí local charges tại cảng Cát Lái

    0 Continue Reading →

    Thủ tục xuất khẩu thanh long, vận chuyển thanh long bằng container lạnh

    thủ tục xuất khẩu thanh long, kiểm dịch thanh long, kiểm dịch thực vật thanh long

    0 Continue Reading →

    Những thuật ngữ trên vận đơn đường không (Air way bill) cần biết

    Vận đơn đường không (Air way bill) có rất nhiều điểm khác biệt với vận đơn đường biển (Sea way bill), cả hai được gọi một cái tên chung là bill of lading chúng có ý nghĩa cức kỳ quan trọng trong vận chuyển hàng hóa quốc tế.

    0 Continue Reading →

    Thủ tục xuất nhập khẩu chanh dây, vận chuyển container lạnh

    Thủ tục xuất khẩu chanh dây, thủ tục nhập khẩu chanh dây, vận chuyển chanh dây bằng container lạnh, đăng ký kiểm dịch thực vật chanh dây…

    0 Continue Reading →

    Vận chuyển máy công trình và các bước làm thủ tục nhập khẩu

    Thủ tục nhập khẩu máy công trình, vận chuyển máy công trình, máy công trình gồm: máy đào, máy xúc, máy ủi, cẩu các loại…

    0 Continue Reading →

    Danh mục hàng hóa phải kiểm tra hiệu suất năng lượng

    Kiểm tra hiệu suất năng lượng là gì, vì sao phải dán nhãn năng lượng, những loại hàng hóa nào phải kiểm tra hiệu suất năng lượng, quy trình kiểm tra hiệu suất năng lượng. Đó là những nội dung chính mà Door to Door Việt muốn chia sẻ đến Quý vị trong bài viết này.

    0 Continue Reading →

    Lỗi không tích vào ô 13 “Issued Retroactively” trên c/o

    Đã có rất nhiều tranh cãi xảy ra về việc tích hay không tích vào ô 13 “Issued Retroactively” khi thời gian tàu chạy và thời gian cấp chứng nhận xuất xứ “℅” có dính những ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật.

    Door to Door Việt sẽ làm sáng tỏ cho quý vị biết về vấn đề trên. 

    Những quy định về việc phải tích vào ô số 13 trên ℅.

    Thứ nhất, theo Điều 4 phụ lục IV Thông tư số 40/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 có quy định như sau: “C/O có thể được cấp trước hoặc vào thời điểm hàng lên tàu, hoặc trong thời hạn 3 ngày làm việc  kể từ ngày hàng lên tàu.

    Trường hợp ngoại lệ khi C/O không được cấp trước hoặc vào thời điểm hàng lên tàu, hoặc trong thời hạn 3  ngày làm việc kể từ ngày hàng lên tàu do vô ý sai sót hoặc có lý do xác đáng, C/O có thể được cấp sau nhưng không quá 1 năm kể từ ngày hàng lên tàu và phải mang dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY”.

    Thứ hai, theo Điều 7 phụ lục V, thông tư số 20/2014/TT-BTC ngày 25/06/2014 có quy định như sau: “Trong trường hợp ngoại lệ khi C/O không được cấp trước hoặc vào thời điểm hàng lên tàu hoặc một thời gian ngắn sau đó nhưng không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày giao hàng do vô ý sai sót hoặc có lý do xác đáng, C/O có thể được cấp sau nhưng không quá 01 (một) năm kể từ ngày giao hàng và phải mang dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY”.

    Thứ ba, theo Điều 12 thông tư số 12/2019/TT-BCT ngày 30/07/2019 có quy định “ C/O mẫu E được cấp trước hoặc tại thời điểm giao hàng. Trường hợp C/O mẫu E không được cấp tại thời điểm giao hàng hoặc không muộn hơn 3 ngày tính từ ngày giao hàng theo đề nghị của nhà xuất khẩu.

    C/O mẫu E được cấp sau phù hợp với quy định và pháp luật của Nước thành viên xuất khẩu. C/O mẫu E cấp sau trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày giao hàng và phải đánh dấu vào Ô số 13 nơi có dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY”.

    Cả 3 điều luật trên đều có nhắc đến chung một ý như sau: Nếu ℅ được cấp sau ngày tàu chạy sau 3 ngày làm việc thì sẽ phải tích vào ô số 13 (Issued retroactively-cấp sau)

    Vậy điều thắc mắc và gây tranh cãi nhất ở đây là cụm từ “ngày làm việc”. 

    Vậy thế nào là ngày làm việc ?

    Theo quy tại các Điều 105 đến 115 của Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 thì không có một quy định nào xác định ngày nào là ngày làm việc trong tuần nghĩa là ngày nào trong tuần cũng được xác định là ngày làm việc. Tại Điều 111 của bộ luật này có ghi rõ “người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động”

    Điều 112 có quy định những ngày nghỉ lễ, tết thì những ngày đó được mặc định là ngày nghỉ theo luật định.

    Tuy nhiên, cụm từ “ngày làm việc” mà các quy định nêu rõ trong vấn đề tích vào ô 13 nêu trên là “ngày làm việc” của nước xuất khẩu. Điều này có nghĩa là nếu trong những cấp ℅ có những ngày nghỉ của nước xuất khẩu quy định theo luật của nước xuất khẩu thì được miễn trừ, những ngày đó được tính là ngày nghỉ lễ của nước đó.

    Hiện tại rất nhiều người nhầm lẫn dùng ngày nghỉ của nước nhập khẩu để tính cho ngày nghỉ có hiệu lực của ℅ là sai

    Điều này đã được Tổng cục Hải quan có quy định rõ trong một công văn số 332/TCHQ-GSQL ngày 14/01/2019 có nêu rõ như sau “Ngày làm việc được xác định theo quy định của nước cấp C/O. Cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc thông báo cụ thể về các ngày nghỉ chính thức của Hàn Quốc trong năm 2019”

    Như vậy trong 3 ngày làm việc là 3 ngày liên tục trong tuần bao gồm cả ngày tàu chạy, và những ngày nghỉ được loại trừ là những ngày nghỉ theo quy định của nước xuất khẩu trong năm đó.

    Ví dụ: Ngày tàu chạy trên ℅ là 18/09/2021 ngày cấp ℅ là 22/09/2021 giả sử đây là ℅ form E từ Trung Quốc về Việt Nam. Nếu không tích ô số 13 thì có bị loại trừ ℅ hay không.

    Phân tích ℅ form E này thì bạn phải hiểu được những ngày nghỉ và lễ của Trung Quốc để tính ngày loại trừ. Trong khoảng thời gian trên thì có ngày 19/09 là ngày chủ nhật, thì ngày này theo quy định của Trung Quốc là công chức nhà nước được nghỉ, ngày 21/09 là ngày Trung thu cũng là một ngày nghỉ theo quy định của nhà nước Trung Quốc. Vậy nên ngày làm việc chỉ có 3 ngày 18/09, 20/09 và 22/09. Vậy nên ℅ này hoàn toàn hợp lệ mà không cần tích ô số 13. (Trên thực tế giai đoạn này chính phủ Trung Quốc đã ra quy định làm việc ngày 18/09 và 19/09 và được nghỉ tết Trung Thu từ 20/10-> 24/10).

    Lời khuyên về việc ℅ cấp sau.

    ℅ cấp sau là trường hợp thường xuyên xảy ra, với rất nhiều lý do trong như tàu delay, thay đổi lịch trình, nghỉ lễ, thứ 7, chủ nhật thì tốt nhất cứ tích vào tích ô số 13 vận đơn cấp sau thì sẽ đảm bảo cho việc không bị bác ℅ vì không tích vào ô số 13 trên c/o.

    Ngoài lỗi không tích vào ô số 13 trên c/o thì còn có rất nhiều lỗi khác mà nhà nhập khẩu cần phải biết và nên tránh khi làm c/o đặc biệt là c/o form E.

    Để cập nhật những bài viết mới nhất về xuất nhập khẩu quý vị vui lòng theo dõi trên fanpage Door to Door Việt của chúng tôi. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn

    Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !

     

    Đánh giá bài viết

    0 Continue Reading →

    Cước vận chuyển từ Việt Nam đi Philippines

    Cước vận chuyển từ các cảng của Việt Nam (Cát Lái, VICT, Cái Mép, Hải Phòng, Đà Nẵng) đi Philippines (Manila, Davao, Cebu …)

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu tấm nhựa PVC và chính sách thuế nhập khẩu

    Thủ tục nhập khẩu tấm nhựa PVC, mã hs tấm nhựa PVC, chính sách nhập khẩu tấm nhựa PVC, thuế nhập khẩu tấm nhựa PVC

    0 Continue Reading →

    Thủ tục xuất khẩu ván ghép

    Thủ tục xuất khẩu ván ghép, mã hs ván ghép, thuế xuất khẩu ván ghép, bảng kê gỗ xuất khẩu, loại gỗ: cao su, tràm, thông, sồi, tần Bì, óc chó

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu máy cắt bao bì PP tự động

    Thủ tục nhập khẩu máy cắt bao bì PP, mã hs máy cắt bao bì, thuế nhập khẩu máy cắt bao bì, quy trình nhập khẩu máy mới và đã qua sử dụng

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời

    Thủ tục nhập khẩu tấm pin năng lượng mặt trời, tra cứu mã hs tấm pin, mã hs inverter, mã hs đầu nối, mã hs khung nhôm. Thuế nhập khẩu tấm pin

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu thuốc nhuộm tóc

    Thủ tục nhập khẩu thuốc nhuộm tóc hair dye, mã hs dầu gội nhuộm tóc, thuế nhập khẩu, thuế gtgt, công bố mỹ phẩm cho thuốc nhuộm tóc

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu đĩa cắt, mài

    Thủ tục nhập khẩu đĩa đĩa cắt, mã hs đĩa mài bê tông, mài tạo nhám, mài đánh bóng, mài khô, thuế nhập khẩu, thuế gtgt và chính sách nhập khẩu

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu thuốc thú y

    Thủ tục nhập khẩu thuốc thú y veterinary medicine, mã hs, chính sách nhập khẩu thuốc thú y, thuế nhập khẩu và thuế gtgt nhập khẩu.

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu máy đóng kiện rơm, cỏ

    Thủ tục nhập khẩu máy đóng kiện rơm cỏ, mã hs, thuế nhập khẩu, thuế gtgt máy đóng cuộn rơm cỏ, chính sách nhập khẩu và kiểm tra chất lượng.

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu máy may công nghiệp

    Thủ tục nhập khẩu máy may công nghiệp, mã hs, thuế nhập khẩu, thuế gtgt và chính sách nhập khẩu máy may công nghiệp mới và đã qua sử dụng

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu máy cày

    Thủ tục nhập khẩu máy cày (agrimotor), mã hs, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, chính sách nhập khẩu, kiểm tra chất lượng máy cày. Là những nội dung chính mà Door to Door Việt muốn chia sẻ đến Quý vị trong bài viết này.

    Máy cày là phương tiện, công cụ phổ biến trong làm nông, giúp người nông dân làm đất cày, xới đất. Máy cày được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau về Việt Nam như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Đức…

    Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập khẩu thì máy cày được chia ra làm hai loại:

    • Thủ tục nhập khẩu máy cày mới
    • Thủ tục nhập khẩu máy cày đã qua sử dụng

    Sau đây, Door to Door Việt sẽ chia sẻ đến Quý vị thủ tục nhập khẩu máy cày, mã hs, thuế gtgt, thuế nhập khẩu máy cày, chính sách nhập khẩu và kiểm tra chất lượng nhập khẩu máy cày. Mời Quý vị theo dõi nội dung chính bên dưới. 

    Chính sách nhập khẩu máy cày

    Thủ tục nhập khẩu máy mới hoặc đã qua sử dụng (cũ) được quy định tại những văn bản pháp lý sau đây:

    • Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015
    • Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015
    • Công văn số 589/CT-TTHT ngày 17/01/2017
    • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi  bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
    • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
    • Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019
    • Thông tư 16/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/12/2021

    Theo những văn bản trên thì máy cày mới và cũ không thuộc vào danh mục cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với máy cày khi nhập khẩu cần phải lưu ý hai điểm sau:

    • Máy cày đã qua sử dụng (cũ) khi làm thủ tục nhập khẩu;
    • Máy cày phục vụ cho nông nghiệp thì sẽ phải kiểm tra chất lượng theo Thông tư 16/2021/TT-BNNPTNT.

    Máy cày thuộc quản lý của bộ NN&PTNT vì thế đăng ký kiểm tra chất lượng máy mới, máy cũ có thể tiến hành đồng thời.

    Khi làm thủ tục nhập khẩu máy cày thì việc quan trọng nhất là phải xác định được mã hs code cho máy cày. Xác định được mã hs sẽ xác định được chính sách nhập khẩu, thuế gtgt nhập khẩu của máy cày.

    Dán nhãn hàng nhập khẩu

    Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu máy cày các loại.

    Nội dung nhãn mác

    Ngoài việc phải dán nhãn thì nội dung nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng máy cày lúa thì nội dung của một nhãn mác đầy đủ gồm những thông tin sau:

    • Nhãn hiệu, tên thương mại (Commercial name), mã kiểu loại (Model code);
    • Số khung;
    • Thông số kỹ thuật đặc trưng;
    • Năm sản xuất;
    • Thông tin cảnh báo (nếu có).

    Đó là những nội dung nhãn cơ bản cần phải được dán lên hàng hóa. Những thông tin được thể hiện phải sử dụng tiếng anh hoặc các thứ tiếng khác phải có dịch thuật.

    Vị trí dán nhãn trên hàng hóa

    Dán nhãn lên hàng hóa là cần thiết, tuy nhiên dán đúng vị trí mới quan trọng hơn. Khi nhập khẩu thì nhãn hàng hóa cần được dán lên các bề mặt của kiện hàng như: Trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm. Hoặc bất kỳ chỗ nào miễn sao tiện kiểm tra và dễ nhìn thấy. Việc dán nhãn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm được thời gian kiểm hóa khi làm thủ tục nhập khẩu máy cày các loại. Đối với máy cày thông thường sẽ được dập mark lên thân xe theo quy chuẩn của nhà sản xuất.

    Đối với hàng hóa bán lẻ trên thị trường thì cần phải thể hiện thêm nhiều thông tin khác nữa. Như nhà sản xuất, định lượng của hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất, cảnh báo an toàn.

    Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn

    Dán nhãn lên hàng hóa là bắt được theo quy định của pháp luật. Nếu trên hàng hóa không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn hàng hóa bị sai. Thì nhà nhập khẩu phải đối mặt với những rủi ro sau:

    • Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
    • Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ sẽ bị bác bỏ;
    • Hàng hóa dễ bị thất lạc, bị hư hỏng do không có nhãn cảnh báo cho xếp dỡ, vận chuyển.

    Với những rủi ro trên thì chúng tôi khuyến nghị Quý vị nên dán nhãn lên hàng hóa. Nếu Quý vị chưa hiểu được hết về những quy định về nhãn hàng hóa máy cày. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

    Mã hs máy cày

    Xác định mã hs là bước đầu tiên phải làm khi làm thủ tục nhập khẩu máy cày. Mã hs có vai trò cực kỳ quan trọng khi xác định thuế nhập khẩu, thuế gtgt và chính sách nhập khẩu máy cày. 

    Sau đây là bảng mô tả về mã hs của máy cày, mời quý vị theo dõi bên dưới.

    Mô tả Mã hs Thuế NK ưu đãi

    (%)

    Mã hs máy cày 84321000 20

    Theo bảng mô tả trên thì có thể mấy mã hs của máy cày là: 84321000. Ngoài ra, thuế nhập khẩu của máy cày là 20%. Và thuế GTGT của máy cày là 0%. Máy cày là máy phục vụ trong nông nghiệp thuộc vào đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015.

    Thuế suất nhập khẩu trên đây là thuế xuất nhập khẩu ưu đãi. Để được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thì lô hàng phải có chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin – C/O).

    Đối với hàng được nhập khẩu từ các nước như: Châu Âu, Ấn Độ, Úc, Chile, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Asean. Nhà nhập khẩu nên yêu cầu người bán hàng cung cấp cho mình chứng nhận xuất xứ. Để được hưởng mức thuế nhập khẩu máy cày thấp nhất khi làm thủ tục.

    Thuế nhập khẩu máy cày

    Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành khi làm thủ tục nhập khẩu máy cày. Thuế nhập khẩu máy cày mới và cũ phụ thuộc vào mã hs đã chọn ở trên. Mỗi mã hs thì có một mức thuế suất cụ thể. Quý vị có thể tham khảo cách tính thuế nhập khẩu dưới đây:

    • Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức: 

    Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

    • Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:

    Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x X%.

    Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.

    Theo công thức có thể thấy thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu máy cày phụ thuộc vào % thuế suất, thuế suất GTGT của máy cày là 0%. Mức thuế suất phụ thuộc vào mã hs máy cày. Thuế suất nhập khẩu trên đây là thuế xuất nhập khẩu ưu đãi. Để được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thì lô hàng phải có chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin – C/O).

    Nếu Quý vị chưa hiểu được cách tính thuế nhập khẩu và thuế GTGT cho mặt hàng máy cày . Quý vị vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.

    Hồ sơ nhập khẩu máy cày

    Thủ tục nhập khẩu máy cày mới và đã qua sử dụng gồm những hồ sơ sau đây:

    • Tờ khai hải quan
    • Hợp đồng thương mại (Sale contract)
    • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
    • Danh sách đóng gói (Packing list)
    • Vận đơn (Bill of lading)
    • Catalog (nếu có), và các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu.
    • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng nhập khẩu

    Đối với máy cày cũ thì phải có thêm những hồ sơ sau:

    • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp.
    • Trường hợp không có QCVN, thì phải có giấy xác nhận năm sản xuất nhà máy tại nước xuất. Và có xác nhận của lãnh sự quán Việt Nam tại nước đó.

    Khi làm thủ tục nhập khẩu cho máy cày cũ, thì kiểm tra chất lượng và kiểm tra máy cũ tiến hành song song trên một chứng thư chứng nhận.

    Trên đây là toàn bộ chứng từ dùng để làm thủ tục thông quan mặt hàng máy cày. Quan trọng nhất là tờ khai hải quan, chứng thư giám định, hóa đơn thương mại, vận đơn. Những chứng từ khác sẽ được bổ sung nếu cơ quan Hải quan có yêu cầu.

    Trong các chứng từ trên thì tờ khai hải quan được khai sau khi hàng đã cập cảng. Các chứng từ khác có từ đầu, vì thế nhà nhập khẩu nên chuẩn bị trước, tránh tình trạng hàng đã tới cảng rồi mới chuẩn bị. Sẽ kéo dài thời gian làm thủ tục nhập khẩu máy cày mới hoặc cũ.

    Xem thêm hóa đơn thương mại là gì

    Quy trình nhập khẩu máy cày

    Thủ tục nhập khẩu máy cày và đã qua sử dụng chỉ khác một điểm so với mặt hàng mới là phải kiểm tra giám định tuổi của thiết bị.

    Hồ sơ đăng kiểm sẽ tiến hành sau khi có tờ khai hải quan và bộ hồ sơ nhập khẩu trên. Người khai quan phải đăng ký đăng kiểm trên trang một cửa quốc gia, sau khi có số tiếp nhận đăng kiểm thì có thể tiến hành làm thủ tục hải quan.

    Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy cày mới hoặc đã qua sử dụng gồm những bước sau:

    Bước 1. Khai tờ khai hải quan

    Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs máy cày. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

    Bước 2. Mở tờ khai hải quan

    Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai. Đối với máy cày phục vụ trong nông nghiệp thì phải đăng ký kiểm tra chất lượng. 

    Bước 3. thông quan hàng hóa

    Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.

    Bước 4. Mang hàng về bảo quản và sử dụng

    Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho. Việc kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu cho máy cày sẽ tiến hành song song khi làm thủ tục nhập khẩu.

    Xem thêm bảng giá dịch vụ hải quan

    Những lưu ý khi nhập khẩu máy cày

    Khi làm thủ tục nhập khẩu máy cày  Quý vị cần lưu ý những điểm sau đây:

    • Không có quy định về tuổi thiết bị khi nhập khẩu của máy cày;
    • Thuế GTGT của máy cày là 0% (Đối tượng không chịu thuế GTGT);
    • Máy cày phục vụ cho nông nghiệp thì phải làm đăng kiểm tra chất lượng;
    • Máy cày cũ không có trong QCVN, thì phải có giấy xác nhận của nhà bán và có xác nhận của lãnh sự quán Việt Nam tại nước xuất.

    Trên đây là toàn bộ quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy cày, tra cứu mã hs, thuế nhập khẩu, thuế gtgt máy cày và kiểm tra chất lượng nhập khẩu máy cày. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho quý vị những thông tin bổ ích mà quý vị đang tìm kiếm.

    Mọi thắc mắc, yêu cầu tư vấn, yêu cầu báo giá dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu. Quý vị vui lòng liên hệ về hotline hoặc hotline của chúng tôi để được tư vấn.

    Xem thêm thủ tục nhập khẩu máy nông nghiệp

    Thông tin liên hệ

    Kenny (Mr.)  – Overseas Business Development Manager

    Cell Phone: (+84) 97380 29 39 or (+84) 886 28 8889

    Email: kenny@doortodoorviet.com

    Ngoài thủ tục nhập khẩu máy cày, thì để cập nhật những bài viết mới nhất về lịch tàu từ Việt Nam đi các nước trên thế giới, hoặc những kiến thức về XNK, quý vị có thể theo dõi trên fanpage Door to Door Việt của chúng tôi.

    Trân trọng cảm ơn quý vị đã theo dõi !

     

    Đánh giá bài viết

    0 Continue Reading →

    Thủ tục nhập khẩu cầu dao

    Thủ tục nhập khẩu cầu dao breaker, mã hs cầu dao, chính sách nhập khẩu cầu dao phòng nổ, thuế nhập khẩu, thuế gtgt cầu dao

    0 Continue Reading →

    Welcome to Door to Door Viet